Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Báo cáo thường niên về vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới cảnh báo về tình trạng vi phạm tự do tín ngưỡng một cách “khốc liệt”

Báo cáo thường niên về vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới cảnh báo về tình trạng vi phạm tự do tín ngưỡng một cách “khốc liệt”

Minh An – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn:
Washington D.C., May 4, 2013 / 04:11 pm (CNA).- Một báo cáo vừa qua về vấn đề tự do tín ngưỡng đã cảnh báo về các đe dọa nghiêm trọng đến tự do tôn giáo ở các quốc gia khác nhau trên thế giới và kêu gọi Chính quyền Mỹ có các hành động để ngăn chặn tình trạng này.

“Báo cáo thường niên chủ yếu đề cập đến người dân và chính quyền của họ đối xử với họ như thế nào” - Tiến sĩ Katrina Lantos Swett – Chủ tịch của Ủy ban công bố báo cáo, đã nói.

“Tự do tôn giáo vừa là một quyền chính yếu của con người theo luật quốc tế và là một nhân tố chính để xác định một quốc gia đang ở tình trạng ổn định hay hỗn loạn” - bà giải thích.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ đã thu thập các thông tin trong suốt năm bằng cách gặp gỡ, trao đổi với các quan chức chính quyền, người dân, các nhà phân tích và các tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới nhằm đánh giá tình trạng tự do tôn giáo trên toàn cầu. Nhóm độc lập, lưỡng đảng đã đề nghị Tổng thống, Quốc hội Mỹ và Bộ ngoại giao có các hành động như đã được kiến nghị.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ  đã công bố Báo cáo hàng năm. Báo cáo này nêu ra “các nước đặc biệt quan tâm” (CPC) – được xác định là các nước mà chính quyền can dự hoặc dung thứ cho các hành vi vi phạm quyền phổ quát về tự do tôn giáo hoặc niềm tin một cách nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”. Bộ ngoại giao Mỹ có dịp chính thức đưa các quốc gia nào vào danh sách các nước CPC và quyết định việc áp dụng các biện pháp trừng phạt lên mỗi quốc gia.

Báo cáo năm 2013 đã kiến nghị đưa 15 nước vào danh sách các nước CPC: Bruma, Trung Quốc, Hi Lạp Eritrea, Iran, Iraq, Nigeria, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi, Arabia, Sudan Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam.

Trong khi tất cả các quốc gia này cũng đã được liệt kê vào danh sách các nước có vi phạm về tự do tôn giáo nghiêm trọng trong báo cáo năm ngoái, nhưng Bộ ngoại giao Mỹ chỉ chọn có tám quốc gia trong số này vào danh sách các nước CPC.

Các ví dụ về các vi phạm tự do tôn giáo ở những quốc gia này bao gồm sự vi phạm chống lại nhóm Công giáo thiểu số và Hồi giáo ở Burma, đàn áp các nhóm tôn giáo phi nhà nước ở Trung Quốc, và bỏ tù các người Thiên Chúa giáo ở Iran, bao gồm một công dân Mỹ Saeed Abed, chỉ vì niềm tin của họ.

Báo cáo cũng liệt kê số lượng các quốc gia “bậc 2” có các vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng và gây phiền nhiễu nhưng chưa hội đủ các tiêu chí về vi phạm chống lại tự do tôn giáo để có thể bị kiến nghị đưa vào danh sách các nước CPC. Quy định này thay thế tiêu chí “Danh sách theo dõi” trước đây trong các báo cáo thường niên của những năm trước.

Các nước bị liệt kê vào Bậc thứ hai trong báo cáo năm 2013 là: Afghanistan, Azerbaijan, Cuba, Ấn độ, Indonesia, Kazakhstan, Lào và Nga.

Báo cáo này cũng nhấn mạnh đến tình trạng tự do tôn giáo ở các quốc gia khác mà không nằm trong hai bậc nói trên. Các quốc gia và khu vực  này  bao gồm: Bahrain,  Bangladesh, Belarus, Ethiopia, Thổ nhĩ kỳ, Venezuela và toàn bộ khu vực Tây Âu.

Theo bà Lantos Swett, báo cáo thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ rất quan trọng bởi vì chính sách ngoại giao hiệu quả “công nhận rằng, việc tự do tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong mỗi quốc gia”. Thêm vào đó, nhiều trong số những quốc gia đứng đầu trong nghị trình chính sách ngoại giao của Mỹ, và tôn giáo là một bộ phận nòng cốt trong cấu trúc của họ.

Có một số dấu chỉ hy vọng trên toàn cầu. Báo cáo cho thấy Thổ nhĩ kỳ “đang tiến tới một hướng tích cực về tự do tô giáo”. Do cải cách mà quốc gia này đã thực hiện, quốc gia này đã được đưa ra khỏi danh sách kiến nghị các quốc gia CPC mặc dù tình trạng tự do tôn giáo ở nước này vẫn đang được Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ theo dõi.

Tuy nhiên, nhìn chung tình trạng tự do tôn giáo toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng – bà Lantos Swett nói.

Bà chỉ ra nhân tố góp phần vào sự bất ổn, trong đó “bao gồm sự gia tăng bạo lực của các nhóm tôn giáo cực đoan đi đôi với các hành động và không hành động của các chính quyền.”

“Các kẻ cực đoan nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số và biệt giáo từ các cộng đồng tôn giáo thiểu số, để gây ra bạo lực, tấn công và thậm chí là giết người” - bà nói thêm. “Các chính phủ cũng đàn áp tự do tôn giáo thông qua một loạt các quy định phân biệt đối xử, các yêu cầu tùy tiện và những nghị quyết hà khắc.”

Các quan ngại chung khác được nêu trong bản Báo cáo bao gồm các sự thay đổi về hiến pháp mà trong đó không bảo vệ đầy đủ tự do tôn giáo, luật chống lời báng bổ, hạn chế tôn giáo ở các nước trước đây là Cộng sản, giam cầm các tù nhân lương tâm và các vấn đề tự do tôn giáo ở các tổ chức phi chính phủ.
Bà Lantos Swell kêu gọi chính quyền liên bang cần phải có hành động mau lẹ để thừa nhận và hướng tới những quốc gia vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng cũng như các lực lượng gây bất ổn.

“Chúng tôi kiến nghị rằng Nhà Trắng cần thông qua một chiến lược toàn diện của chính phủ Hoa kỳ để thúc đẩy tự do tôn giáo, và Ngoại trưởng Kerry cần nhanh chóng chỉ định các quốc gia CPC, trước khi các hành động được đang được chỉ định sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay” - bà nói.

Minh An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét