Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Thánh Lễ nên thực hiện cho chúng ta điều gì – lời ĐTC Phan-xi-cô trong buổi hội kiến chung ngày 12.02.2014

Thánh Lễ nên thực hiện cho chúng ta điều gì – lời ĐTC Phan-xi-cô trong buổi hội kiến chung ngày 12.02.2014

Joseph Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: radiovaticana.va
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã kêu gọi mọi người hãy làm sao cho có sự tương hợp hơn nữa giữa Phụng Vụ và đời sống. Một Thánh Lễ có thể sẽ „chỉ có vẻ hoàn hảo và tốt đẹp bên ngoài“, nếu nó không đưa dẫn tới cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su, và như thế nó sẽ không mang „lương thực “ đến cho con tim và cuộc sống – Đức Thánh Cha đã nói như thế trong buổi Hội Kiến Chung vào sáng thứ Tư hôm nay.

Chúng ta thực hành Bí Tích Thánh Thể thế nào trong cuộc sống chúng ta, với tư cách là một người ở trong Giáo hội cũng như với tư cách là một Ky-tô hữu riêng biệt? Thực chất việc đó là gì khi chúng ta đến tham dự Thánh Lễ vào mỗi Chúa nhật, nó có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Phải chăng chúng ta làm như vậy là bởi vì chúng ta vẫn có thói quen làm điều đó, vì có một cảm nhận chính xác, hay có một cái gì hơn nữa ở đàng sau nó? Với những câu hỏi vừa rồi, Đức Thánh Cha đã mời gọi các tín hữu đang hiện diện trên quảng trường Thánh Phê-rô hãy suy nghĩ về thái độ của họ đối với Thánh Lễ. Các Tín hữu Công Giáo có thể tự kiểm điểm về mình nhờ vào ba điểm đặc trưng – Đức Thánh Cha nói.

„Điểm đặc trưng trước hết là cách thế của chúng ta trong việc quan sát người khác. Trong Bí Tích Thánh Thể, Thiên Chúa trao ban chính bản thân mình. Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ, thì mọi người đều hiện diện ở đó với đủ mọi cách thế. Bí Tích Thánh Thể có đưa tôi tới với việc đón nhận họ như là những người anh em và những người chị em một cách thực sự không? Bí Tích Thánh Thể có làm cho tôi lớn lên trong khả năng của mình hầu khiến tôi vui với người vui và khóc với người khóc không? Bí Tích Thánh Thể có mang tôi tới việc đi đến với người nghèo, những bệnh nhân và những người bị loại ra bên lề cuộc sống không?“

Như là một ví dụ cụ thể và sống động từ Rô-ma, Đức Thánh Cha đã nêu ra những người mà vì những trận lụi lội họ đã phải bỏ lại nhà cửa của họ, hay những người không có công ăn việc làm do cuộc khủng hoảng chung tại nước Ý. „Tôi có thực sự quan tâm tới những người ấy và tìm cách giúp đỡ họ không?“ – Đức Thánh Cha hỏi. „Chúng ta hãy cầu xin với Chúa Giê-su, Ngài chính là Đấng mà chúng ta đón nhận trong Bí Tích Thánh Thể, để Ngài giúp chúng ta cũng như giúp đỡ những người ấy.“ Điểm đặc trưng thứ hai trong thái độ của chúng ta đối với Bí Tích Thánh Thể - theo Đức Thánh Cha – đó là thái độ sẵn sàng của các Tín hữu trong việc tha thứ cũng như trong việc cầu xin ơn tha thứ.

„Thỉnh thoảng có một ai đó hỏi: Tại sao tôi nên đi nhà thờ, trong khi tất cả mọi người đến đó để tham dự Thánh Lễ đều là những tội nhân, chẳng khác gì những người ngoại? Điều đó chúng ta vẫn thường xuyên nghe tới. Nhưng trong thực tế, những người đi đến nhà thờ để cử hành Bí Tích Thánh Thể, thực chất không phải vì họ muốn đến đó để giữ hay để tỏ ra là mình tốt hơn những người khác, nhưng là vì họ cảm thấy có như cầu cần phải đến: Họ muốn được đón nhận cũng nhưng muốn được canh tân bởi lòng khoan hậu của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành xác phàm trong Chúa Giê-su Ky-tô. Nếu một ai đó trong chúng ta tin để không cần tới lòng khoan hậu của Thiên Chúa nữa, thì tốt nhất, người ấy hoàn toàn không nên đến dự Thánh Lễ làm gì! Vì chúng ta đến tham dự Thánh Lễ cũng như vì chúng ta là những tội nhân, cho nên chúng ta muốn đón nhận ơn tha thứ của Chúa Giê-su. „Kinh Thú Nhận“ mà chúng ta đọc ở đầu mỗi Thánh Lễ, không phải là một nghi thức, mà là một hành vi đích thực của sự thống hối.“

Cuối cùng, đặc trưng thứ ba nói về hiệu quả của Phụng Vụ đối với đời sống cộng đoàn Ky-tô giáo.

„Chúng ta phải luôn luôn chú ý rằng, Bí Tích Thánh Thể không phải là bất cứ cái gì mà chúng ta tự làm ra; Bí Tích ấy không phải là sự tưởng nhớ của chúng ta tới điều mà Chúa Giê-su đã nói cũng như đã thực hiện. Bí Tích Thánh Thể chính là một hành động của Chúa Ky-tô! Bí tích Thánh Thể là Ân Sủng của Chúa Ky-tô, Đấng chỉ cho thấy sự hiện diện của Ngài và quy tụ tất cả chúng ta lại, để nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời của Ngài cũng như bằng chính sự sống của Ngài. Điều đó có nghĩa là, sứ mạng và thậm chí là căn tính của Giáo hội có nguồn cội của chúng ở đây, nơi Bí Tích Thánh Thể, và từ đây chúng tiếp nhận hình thể của chúng. Một buổi cử hành Phụng Vụ có thể chỉ là sự trang trọng và đẹp đẽ bề ngoài nếu như buổi Phụng Vụ đó không dẫn đưa tới việc gặp gỡ với Chúa Giê-su, nó liều lĩnh trong việc không mang lương thực đến cho con tim và cuộc sống.“

(rv 12.02.2014 gs)
Joseph Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ nguồn: radiovaticana.va

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét