Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Sứ điệp của Đức thánh Cha Phan-xi-cô gửi ngài chủ tịch của diễn đàn kinh tế thế giới nhân dịp khóa họp thường niên tại Davos - Klosters (Thụy Sĩ)

Sứ điệp của Đức thánh Cha Phan-xi-cô gửi ngài chủ tịch của diễn đàn kinh tế thế giới nhân dịp khóa họp thường niên tại Davos - Klosters (Thụy Sĩ)

ĐTC Phan-xi-cô
Kính gửi ngài Giáo sư Klaus Schwab chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới:         
Tôi rất biết ơn trước lời mời đầy tình bạn của Ngài, mời tôi đến tham dự cuộc hội nghị thường niên của diễn đàn kinh tế thế giới, mà theo thói quen, nó sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại Davos-Klosters. Trong sự tin tưởng rằng, cuộc hội nghị tới đây sẽ giới thiệu những cơ hội hầu đánh giá một cách cặn kẽ hơn nữa những nguyên cớ của cuộc khủng hoảng kinh tế mà thế giới đã gặp phải trong năm vừa qua, tôi muốn giới thiệu một số những ý kiến đóng góp, trong niềm hy vọng rằng, chúng sẽ làm phong phú thêm cho những cuộc trao đổi của diễn đàn cũng như đưa ra một sự đóng góp hữu ích đối với công việc quan trọng của diễn đàn.

Chúng ta đang sống trong thời đại của một sự biến chuyển đáng quan tâm và của những tiến bộ đáng kể trên nhiều lãnh vực khác nhau, mà những lãnh vực đó có nhiều tác động quan trọng đến cuộc sống con người. Trong thực tế, „những kết quả đó thật đáng khen ngợi vì chúng thúc đẩy những điều tốt lành cho cuộc sống, chẳng hạn như trên lãnh vực sức khỏe, lãnh vực giáo dục và các mối tương quan“ (Evangelii gaudium, 52), bên cạnh đó còn có rất nhiều những lãnh vực khác nơi những công việc khác nhau của con người. Ngoài ra, chúng ta phải chính thức công nhận vai trò quan trọng mà giới doanh nghiệp đã thể hiện trong việc dẫn đến những thay đổi này, trong lúc họ thúc đẩy và tiếp tục phát triển những tài nguyên to lớn của trí tuệ nhân loại. Tuy nhiên, những kết quả đạt được, ngay cả khi chúng giúp làm giảm bớt đi một số lớn những người nghèo,  vẫn thường dẫn tới một sự loại trừ bao trùm toàn xã hội. Dựa trên thực tế, phần lớn những người nam và những người nữ trong thời đại chúng ta cũng vẫn đang còn phải trải qua sự bấp bênh của cuộc sống hằng ngày với những hệ quả thường là rất nghiêm trọng. 
Trong khuôn khổ cuộc họp của quý vị, tôi muốn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những lĩnh vực khác nhau về chính trị và kinh tế đối với sự thúc đẩy một sự đánh giá tổng quát mà nó lưu ý đến phẩm giá của mỗi con người cũng như phúc lợi cộng đồng. Tôi liên hệ đến một niềm mong muốn mà nó nên hiện diện trong mỗi quyết định liên quan tới chính trị và kinh tế, nhưng đôi khi có vẻ như không còn là một phần bổ sung nữa. Những người đang làm việc trong những lãnh vực ấy đang có một câu trả lời rõ ràng đối với những người khác mà tiên vàn họ là những người giòn mỏng nhất, yếu đuối nhất và dễ bị tổn thương nhất. Không thể có sự cam chịu trước vấn đề hàng ngàn người vẫn phải tiếp tục chết đói mỗi ngày cho dẫu những khối lượng khổng lồ về lương thực đang sẵn có để dùng và thường bị lãng phí một cách không thương tiếc. Tương tự như vậy, chúng ta không thể làm tốt hơn ngoài việc trở nên động lòng trước rất nhiều những người tị nạn, họ đang kiếm tìm những điều kiện sống ở mức tối thiểu, và họ không chỉ đang phải trải qua vấn đề không nhận được lòng hiếu khách, mà cũng còn thường xuyên trên đường đến với cuộc sống bằng những phương cách đầy nguy hiểm đối với sự sống. Tôi biết rằng, những lời này rất khẩn khoản và thậm chí còn gây xúc động một cách mạnh mẽ, nhưng nó vừa muốn hỗ trợ vừa muốn đánh thức những khả năng của cuộc hội nghị này hầu có thể đưa đến một sự thay đổi. Trong thực tế, những người đã biểu lộ tài năng của họ đối với sự canh tân và đối với sự cải thiện những điều kiện sống của nhiều người thông qua những sáng kiến phong phú và những khả năng chuyên môn của họ, đều vẫn còn có thể thực hiện sự cống hiến hơn nữa trong lúc họ sử dụng sự hiểu biết của họ vào việc phục vụ những người đang phải sống trong cảnh nghèo túng cùng cực. 
Điều chúng ta cần bây giờ là một sự ý thức được cải tiến, sâu sắc và được mở rộng về trách nhiệm đối với tất cả. „Công việc của một người chủ doanh nghiệp là một ơn gọi cao quý, được giả thiết rằng, họ để cho mình được thẩm tra bởi một tầm quan trọng bao trùm của cuộc sống“ (Evangelii gaudium, 203). Chính những người nam và những người nữ ấy đang ở trong tình thế để có thể phục vụ phúc lợi cộng đồng một cách hữu hiệu hơn và làm cho mọi người đều có thể tiếp cận được với những điều thiện hảo của thế giới này. Tuy nhiên, sự phát triển của một sự phân phối công tâm thì cần thiết hơn là  sự phát triển kinh tế mặc dù nó chính là tiền đề. Trước tiên, cần tới „một cái nhìn siêu việt về con người“ (ĐTC Bê-nê-đíc-tô XVI, Caritas in veritate, 11), vì „nếu không có một viễn tượng về một cuộc sống bất diệt, sẽ là sự khuyết phạm nơi những bước tiến của nhân loại trong thế giới thở dốc này“ (ebd.). Nó cũng đòi hỏi những quyết định, những hệ thống tổ chức và những quá trình mà chúng được nhắm tới việc đưa đến một sự phân phối tốt hơn đối với sự thịnh vượng, đưa đến việc tạo ra thêm những khả năng đối với công ăn việc làm cũng như đưa đến việc giúp đỡ những người nghèo, tức vượt lên trên tâm lý cứu trợ một cách trần trụi.  
Tôi tin tưởng rằng, thông qua việc mở ra với siêu việt tính mà một tinh thần chính trị và kinh tế có thể trở thành hiện thực, tức một tinh thần đang trong tình thế sẵn sàng lãnh đạo những hoạt động thuộc tất cả những lãnh vực kinh tế và tài chánh trong viễn tượng của một sự đánh giá mang tính đạo đức, tức điều thực sự trở nên chính đáng đối với con người. Cộng đồng doanh nghiệp quốc tế có thể đặt lòng tin vào những người nam và những người nữ, mà những người ấy đang chứng tỏ sự chân thành và sự liêm khiết cá nhân một cách to lớn, và nhờ vậy công việc của họ được gợi ý và hướng dẫn bởi những ý tưởng cao cả của sự đoan chính, của đức đại độ và của sự quan tâm tới sự phát triển đích thực của gia đình nhân loại. Tôi kêu gọi quý vị hãy sử dụng những nguồn tài nguyên to lớn mang tính nhân bản và đạo đức này, cũng như hãy tiếp nhận sự thách đố này với tính kiên quyết và với cái nhìn xa. Tất nhiên, không phải là không quan tâm tới những đòi hỏi thuộc về tính đặc trưng của nền kinh tế cũng như sự chuyên môn đối với từng bối cảnh, tôi xin bảo đảm với quý vị rằng, sự thịnh vượng có nhiệm vụ phục vụ con người chứ không phải là thống trị con người. 
Kính thưa Ngài chủ tịch cũng như kính thưa toàn thể quý vị, tôi hy vọng rằng, quý vị sẽ coi những ý kiến vắn gọn này như là chỉ dấu về sự quan tâm mục vụ của tôi, cũng như hãy coi nó như là sự góp phần xây dựng trong sự hỗ trợ những công việc của quý vị, hầu cho những công việc của quý vị luôn luôn có thể trở nên cao quý và phong nhiêu. Một lần nữa, tôi xin cầu chúc cho quý vị có được một cuộc hội nghị mang lại nhiều kết quá: Tôi xin Thiên Chúa chúc lành cho Ngài, cho những tham dự viên của diễn đàn, cũng như cho gia đình và công việc của quý vị. 
Vatican ngày 17 tháng 01 năm 2014 
Giáo Hoàng Phan-xi-cô
Bản dịch do BBT thực hiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét