Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Đức Hồng Y Kurt Koch: „Chuyến công du của Đức Thánh Cha tới Đất Thánh là một biểu tượng quan trọng!“

J. Ngọc Hà – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc
Từ cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phao-lô VI với vị Thượng Phụ đại kết Athenagoras cách nay 50 năm, rất nhiều điều đã diễn ra trong công cuộc Đại Kết. Đức Hồng y Kurt Koch, người phụ trách về Đại Kết của Tòa Thánh Vatican đã nhấn mạnh như vậy trong một cuộc đàm thoại dành cho đài phát thanh Vatican. Vị Hồng y người Thụy Sĩ này sẽ đồng hành với Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong chuyến công du tới Đất Thánh vào cuối tháng 5 này.

„Sự kiện các vị đại diện của cả hai Giáo hội hôm nay, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô và Đức thượng phụ giáo chủ Bartholomaios hội ngộ, đối với tôi, đó là một cơ hội đưa đến niềm hy vọng rằng, những mối quan hệ tốt đẹp mà chúng ta đã được nếm trải trong suốt 50 năm vừa qua, vẫn còn tiếp tục được đào sâu và cũng vẫn còn được thực hiện với những bước tiếp theo trong tương lai.“

Chuyến công du của Đức Thánh Cha, tiên vàn được coi như một chuyến hành hương cũng như được hiểu như là một chuyến đi tạ ơn – Đức Hồng y Koch nói.

„Tôi tin rằng, điều này thật dễ dàng để nhấn mạnh đến một bình diện có tính biểu tượng. Nhưng những cấp độ có tính biểu tượng thì lại rất quan trọng trong công cuộc Đại Kết. Vâng, chúng ta phân biệt giữa sự đối thoại của Đức Ái và sự đối thoại của Chân Lý. Trong cuộc đối thoại của Chân lý nó dẫn tới những vấn nạn thuộc Thần Học, và nó không hoàn toàn đơn giản. Nhưng cuộc đối thoại khó khăn này sẽ không diễn ra nếu không có cuộc đối thoại trong Đức Ái và trong sự gặp gỡ. Vì thế, cuộc hội ngỗ giữa Đức Thánh Cha Phan-xi-cô với Đức thượng phụ Bartholomaios là một biến cố hoàn toàn quan trọng.“

Tại Đất Thánh, Đức Thánh Cha sẽ không chỉ đặt trọng tâm vào việc Đại Kết, nhưng còn đưa đến một sứ điệp hòa bình và hòa giải giữa Israel và Palestine – Đức Hồng y người Thụy Sĩ nói. Vị Hồng y này cũng đang phụ trách về việc đối thoại với giới Do-thái giáo.

„Những cuộc gặp gỡ với những người Do-thái giáo và những người đại diện cho Israel nằm trên hai bình diện cần được phân biệt: Ở bình diện thứ nhất, đó là cuộc gặp gỡ với những vị đại diện cho nhà nước Israel, ở đây nó đưa tới việc cải thiện các mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền Israel và Tòa Thánh. Ở bình diện còn lại, đó là cuộc gặp gỡ với cả hai vị Đại trưởng giáo tại Giê-ru-sa-lem. Và vì thế nó dẫn tới sự cấu thành nên cuộc đối thoại, tức điều mà Hội Đồng của chúng tôi chăm lo cho những mối liên hệ tôn giáo với giới Do-thái giáo. Chắc chắn điều đó cũng sẽ dẫn tới một sự đào sâu các mối quan hệ này.“

(rv 15.05.2014 mg)


J. Ngọc Hà – CTV của Gx Thánh Mẫu Bc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét