„Người
Ky-tô hữu không loan báo chính bản thân mình“ – bài giảng của ĐTC
Phan-xi-cô ngày 24.06.2014
„Các Ky-tô hữu chính là những của sự người biện
phân“: Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói như thế nơi bài giảng của Ngài trong
Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba hôm nay tại Vatican. „Biện Phân“ là một trong những
thuật ngữ căn bản trong suy tư của các Giê-su hữu; Đức Thánh Cha đã dựa trên
hình ảnh Gio-an Tẩy Giả của Kinh Thánh mà Giáo hội cử hành Lễ Sinh Nhật của
Ngài trước Lễ Giáng Sinh đúng 6 tháng, cụ thể là vào ngày 24 tháng 06. Có ba điều
khác biệt đã làm nổi bật „vị Ngôn sứ vĩ đại nhất trong các Ngôn Sứ“ này: trở
thành người chuẩn bị, biện phân và nhỏ bé.
Trước tiên là người chuẩn bị. Vị Tẩy Giả đã
chuẩn bị con đường cho Đấng Messia, „không hề dành lại bất cứ điều gì cho bản
thân“. Trong vấn đề này, ông là một „người có giọng nói hùng hồn và được yêu mến“,
và chắc chắn đã cảm thấy bị cám dỗ „muốn thể hiện mình là người quan trọng“ –
„nhưng ông không sa vào cơn cám dỗ đó“, nhưng đã chỉ ra một Đấng khác – Đức
Thánh Cha nói:
„Và đó là ơn gọi thứ hai của Gio-an: biện
phân xem Chúa Ky-tô là ai khi tận mắt chứng kiến rất nhiều những con người tốt
lành. Chúa Thánh Thần đã mạc khải cho ông: ´Người đó chính là Ngài`, và ông đã
vô cùng can đảm để hô to lên: ´Người này chính là Ngài! Ngài là Chiên Thiên
Chúa, Đấng xóa tội trần gian!` Các môn đệ đã tiếp tục thấy người đàn ông này, khi
người này vừa mới đi ngang qua; họ đã để người ấy đi. Vào ngày hôm sau, một điều
hoàn toàn như thế lại xảy ra một lần nữa: ´Người chính là Đấng cao trọng hơn
tôi`. Vì thế các môn đệ đã đi theo Ngài. Trong khi chuẩn bị, Gio-an đã nói: ´Có
Đấng đến sau tôi…` Với ơn biện phân, giờ đây Gio-an có thể nói và giải thích rõ
về Chúa Giê-su: ´Ngài đang ở trước tôi!`“
Và sau cùng là ơn thứ ba của Gio-an: Nhỏ đi,
trở nên nhỏ bé. Ông đã dọn chỗ cho Đấng Messias.
„Và đó là chặng đường khó khăn nhất đối với
Gio-an, vì Chúa Giê-su đã giữ sự thinh lặng, một sự thinh lặng mà Gio-an đã không hề dự trù. Vì thế, khi ngồi trong
tù, ông đã không chỉ đau khổ bởi sự tối tăm của xà lim, mà cũng còn đau khổ cả bởi
bóng tối trong tâm hồn ông nữa. ´Người đó có thực sự là Ngài không? Chẳng lẽ
tôi đã bị đánh lừa? Một Đấng Messias quá ư là chan hòa và dễ gần gũi – khiến
tôi không thể hiểu.` Và vì ông là người của Thiên Chúa, ông đã yêu cầu các môn
đệ của mình đi đến gặp Chúa Giê-su và hỏi Ngài xem: ´Ngài có thực sự là Đấng ấy
không? Hay chúng tôi còn phải chờ đợi một Đấng khác?`“
Theo quan điểm của Đức Thánh Cha, vị Tẩy Giả
có một sự „khiêm nhượng kép“: Ông đã đi tới cái chết „vì một tính khí“, và ông
đã trải qua „đêm tối của tâm hồn“. Ông đã phải mong chờ và công bố Chúa Giê-su,
giờ đây ông lại phải trải qua việc „Chúa Giê-su đang ở quá xa“. „Lời hứa này“ –
Đức Thánh Cha nói – „đang bị đẩy ra quá xa, ông chết một mình trong đêm tối, bị
làm nhục.“ Tất cả những điều đó là „để cho Chúa Ky-tô có thể lớn lên“, và vì thế,
bất chấp mọi sự, ông vẩn „bình an trong tâm hồn“.
„Ba sứ mạng trong một con người: chuẩn bị, biện
phân, tạo không gian cho Chúa và tự trở nên nhỏ bé. Thật tuyệt vời khi hình
dung ra rằng, ơn gọi của một Ky-tô hữu cũng như thế: Người Ky-tô hữu thì không
loan báo chính mình, nhưng loan báo một Đấng khác; người Ky-tô hữu chuẩn bị đường
đi cho một Đấng khác, và cụ thể là Chúa Giê-su. Một Ky-tô hữu phải biết biện
phân. Người đó phải biết được việc người ta có thể biện phân thế nào về chân lý
trước cái chỉ có vẻ là chân lý. Người
Ky-tô hữu phải là con người của sự biện phân, và là một người biết làm cho mình
nhỏ bé đi. Người Ky-tô hữu phải là người để cho Chúa Ky-tô lớn lên trong tâm hồn
mình và trong tâm hồn những người khác.“
(rv 24.06.2014 sk)
Joseph Trần – CTV của Gx Thánh Mẫu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét