Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Mẹ Giáo hội dậy chúng ta với gương sáng từ những hành vi tốt lành – lời ĐTC Phan-xi-cô trong buổi tiếp kiến chung ngày 10.09.2014

Mẹ Giáo hội dậy chúng ta với gương sáng từ những hành vi tốt lành – lời ĐTC Phan-xi-cô trong buổi tiếp kiến chung ngày 10.09.2014
Umringt von Gläubigen und Schaulustigen: Papst Franziskus während der Ostermesse auf dem Petersplatz in Rom
„Mẹ Giáo hội“ dậy về lòng thương xót bằng phương tiện nào? Giáo hội tiến lên với những hành vi tốt lành. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đưa ra sứ điệp như thế trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phê-rô vào sáng thứ Tư hôm nay. Trong bài Giáo Lý của Ngài, Đức Thánh Cha đã đề cập tới bản tính của Giáo hội, một đề tài mà Ngài đã đào sâu trong tuần vừa qua.

Có thể có một Ki-tô hữu vô nhân hậu không? – Không! Người Ki-tô hữu nhất thiết phải có lòng nhân hậu, vì đó là trung tâm của Tin Mừng. Và Giáo hội cũng cư xử như Chúa Giê-su. Giáo hội không thực hiện những bài học chỉ theo lý thuyết về Tình Yêu và lòng nhân hậu. Giáo hội không truyền bá triết học trên thế giới, một con đường khôn ngoan… - Chắc chắn, Ki-tô giáo cũng có tất cả những thứ đó nhưng với tư cách là tính nhất quá, là sự phản chiếu. Mẹ Giáo hội dậy bằng gương mẫu, cũng giống như Chúa Giê-su, và phục vụ Lời để soi sáng cho ý nghĩa của những hành động nơi mình.“

Không hề đủ nếu chỉ yêu thương những người mà họ yêu thương chúng ta hay chỉ làm những điều tốt lành cho những người mà họ cư xử tốt lành với chúng ta – Đức Thánh Cha nói. Để cải thiện thế giới thì cần thiết phải thực hiện điều tốt lành cho những người mà họ không ở trong tình trạng có thể thực hiện lại điều tốt lành đó cho chúng ta. Lòng nhân hậu có thể thắng vượt mọi bức tường ngăn cách, lòng nhân hậu ấy biến đổi mỗi người, khiến họ tiếp tục trao đi lòng nhân hậu đó thông qua những công việc của họ. „Và mỗi người trong chúng ta đều ở trong tình trạng đó“ – Đức Thánh Cha nói. Một mặt, lòng nhân hậu có nghĩa là quan tâm tới những người thiếu thốn – một ví dụ hoàn toàn cụ thể như là: cho người nghèo ăn và uống, và trở thành người chăm sóc cho những con người yếu đau, bệnh tật và cô đơn – Đức Thánh Cha giải thích thêm. Đức Thánh đã nêu tên Mẹ Teresa như là một mẫu gương điển hình. Sự dấn thân của Mẹ trên những con đường của thành phố Calcutta cũng là một mẫu gương đối với một nền văn hóa nhân đạo trước người quá cố - Đức Thánh Cha nói:

Người ta nói với Mẹ: ´Mẹ ơi, cái đó mất thời gian lắm!` Nhưng Mẹ đã thu lượm những người đang chờ chết trên những con đường mà những con chuột đã nhào tới rúc rỉa thân xác họ. Mẹ mang họ về nhà để họ có thể được lìa thế trong sự sạch sẽ, bình an và được chăm nom. Mẹ đã trao cho họ sự từ biệt lần cuối. Rất nhiều người nam và người nữ cũng đang làm những điều đó như Mẹ. Họ chờ đợi những người ấy để mở cửa Thiên Đàng ra cho họ. Ở đây, người ta phải giúp đỡ con người để họ có thể lìa thế trong bình an.“

Đức Thánh Cha đánh giá cao sự đóng góp của những con người mà họ đã trao hiến sự giúp đỡ trong những bệnh viện hay trong những viện dưỡng lão, cũng như chăm sóc cho những nhu cầu riêng của những thành viên trong gia đình ngay tại nhà mình. Nhưng lòng nhân hậu cũng có nghĩa là không vội vàng kết án người khác – Đức Thánh Cha giải thích tiếp. Và Ngài đã nêu danh những tù nhân trong việc thi hành án tù như một ví dụ.

´Nhưng thưa Cha, không, bởi điều đó rất nguy hiểm, đó là những hạng người xấu!` Đó là những câu nói mà chúng ta rất thường được nghe. – Mỗi người chúng ta cũng đều có khả răng rơi vào trường hợp ấy. Anh chị em hãy lắng nghe cho kỹ nhé: mỗi người trong chúng ta đều có khả năng làm những điều như thế, tức điều mà người đàn ông này hay người phụ nữ kia đã làm và giờ đây họ đang phải ngồi tù! Tất cả chúng ta đều có khả năng phạm tội và sai lầm trong cuộc sống. Những con nguườ ấy không xấu xa hơn bạn hay hơn tôi! Lòng nhân hậu thắng vượt bất cứ bức tường nào, bất cứ giới hạn nào, và chúng làm cho bạn luôn luôn nhận ra dung mạo của con người. Đó là lòng nhân hậu mà nó cải biến con tim và cuộc sống, nó có thể tái sinh một con người và có thể cho phép họ thích ứng với những phương cách mới trong cộng đoàn.

Trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, Đức Thánh Cha cũng đã khích lệ sự can đảm của các Ki-tô hữu đang bị bách hại tại vùng Trung Đông. Hướng về những người hành hương thuộc khối ngôn ngữ Ả-rập, Đức Thánh Cha nói: „Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho Đức Tin của anh chị em. Ngài sẽ ban cho anh chị em lòng can đảm trong cuộc chiến chống lại những mãnh lực của sự ác.“ Xin Chúa mở rộng đôi mắt của bất cứ những kẻ nào đang bị chế ngự bởi cái ác, để họ có thể nhận ra ánh sáng của chân lý cũng như có thể hối hận về những lầm lỗi của mình.

Cũng trong buổi hội kiến hôm nay, Đức Thánh Cha đã ca ngợi cuốn sách của Đức Hồng y Walter Kasper viết về lòng khoan hậu. Đức Thánh Cha đã đọc cuốn sách này cách nay không lâu và nó đã „mang đến cho Ngài nhiều điều tốt lành“ – Đức Thánh Cha cho biết. Ngài đã gọi Đức Hồng y người Đức, nguyên Hồng y của Giáo Triều là „một Thần Học Gia có tài, một Thần Học Gia tuyệt vời“. Nhưng trước nhiều chục ngàn người hành hương và khách viếng thăm, Đức Thánh Cha đã bổ sung thêm: „Ấy nhưng mà đừng nghĩ rằng, Cha đang quảng cáo cho những cuốn sách của các Đức Hồng y“. Công trình của Đức Hồng y Kasper với tựa đề: „Barmherzigkeit - Grundbegriff des Evangeliums - Schlüssel christlichen Lebens“ (Lòng khoan hậu – khái niệm nền tảng của Tin Mừng – chìa khóa của đời sống Ki-tô giáo) đã được xuất bản lần thứ tư trong năm vừa rồi tại nước Đức. Trong cuốn sách này, Đức Hồng y Kasper cũng đã đặt ra những vấn nạn trong việc cư xử với những người đã ly dị nhưng tái kết hôn. Trong nhiều dịp trước đây, Đức Thánh Cha cũng đã bày tỏ nhiều lần về sự kính trọng của Ngài đối với những tư tưởng Thần Học của Đức Hồng y Kasper.

Trước khi diễn ra buổi tiếp kiến chung hôm nay, tại đại sảnh tiếp kiến, Đức Thánh Cha cũng đã chào thăm một nhóm những người tàn tật và các em nhỏ bị mắc chứng bạch tạng. Ngài đã xin họ cầu nguyện cho Ngài.

(rv/kna 10.09.2014 pr)

Đam Trần – CTV của trang thông tin Gx Thánh Mẫu Bc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét