Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Chúng ta có mong chờ Chúa Giê-su không? – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 21.10.2014

Chúng ta có mong chờ Chúa Giê-su không? – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 21.10.2014
%_tempFileName00054_21102014%
Các Ki-tô hữu là những người đặt niềm hy vọng duy nhất vào Chúa Giê-su. Chúa Ki-tô liên kết tất cả chúng ta lại thành một dân tộc, vượt lên trên tất cả mọi mối thù hận. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba hôm nay tại nguyện đường Thánh Mar-ta.

Chúng ta biết rằng mình sẽ không ở trong sự bình an với người khác khi ở giữa chúng ta và người khác có một bức tường. Đó là một bức tường gây ngăn cách. Nhưng Chúa Giê-su đã yêu cầu các môn đệ của Ngài phải phá sập những bức tường đó, để chúng ta có thể gặp gỡ nhau. Nếu chúng ta bị chia rẽ thì rồi chúng ta sẽ không phải là những người bạn hữu của nhau, và đương nhiên, trở thành những đối thủ của nhau. Và vì thế, Chúa Ki-tô còn thực hiện nhiều hơn nữa: Ngài giao hòa tất cả trong Thiên Chúa. Từ kẻ thù trở nên những người bạn; từ những người xa lạ, trở nên con cái Thiên Chúa.“

Theo những lời của Thánh Phao-lô Tông Đồ, Chúa Ki-tô làm cho những người khách lạ trở thành công dân Giê-ru-sa-lem trên trời. Nhưng cái gì là điều kiện đối với việc đó – Đức Thánh Cha đặt vấn nạn – con người chúng ta, các Ki-tô hữu chúng ta phải làm gì?

Chờ đợi Chúa Giê-su. Ai không mong chờ Chúa Giê-su, người ấy tự đóng sập cánh cửa lại trước Ngài, và không để cho Ngài thực hiện công việc bình an này, công việc thuộc về mối hiệp thông, thuộc về Giê-ru-sa-lem trên trời, và còn hơn thế nữa: công việc của một danh xưng. Chúa Ki-tô ban cho chúng ta một danh hiệu. Ngài làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Đó là thái độ của sự trông đợi Chúa Giê-su, đó là cốt lõi của niềm hy vọng Ki-tô giáo. Người Ki-tô hữu chính là một người nam hay một người nữ có niềm hy vọng. Người ấy biết rằng, Chúa Ki-tô sẽ lại đến. Ngài có đến thực sự hay không? Chúng ta không biết được giờ nào Ngài sẽ đến, nhưng chắc chắn Ngài sẽ đến để nhìn ngắm chúng ta. Nhưng không phải để nhìn chúng ta với sự chia cắt nhau, trong sự đối đầu lẫn nhau – không! Chỉ để nhìn ngắm chúng ta, như Ngài đã từng thực hiện cho các môn đệ của Ngài: bạn hữu, người thân cận, trong bình an.“

Vì thế, câu hỏi quan trong nhất được đặt ra cho người Ki-tô hữu chính là câu hỏi: Liệu anh hay chị có mong chờ Chúa Giê-su hay không?

Tôi có tin trong niềm hy vọng rằng, Chúa Ki-tô sẽ đến không? Tôi có thủ đắc một con tim rộng mở để nghe thấy tiếng động khi Ngài gõ cửa và khi Ngài mở cửa không? Người Ki-tô hữu chính là một người nam hay một người nữ biết rằng, người ta phải mong chờ Chúa Giê-su như thế nào, và vì thế, trở thành một người nam hay một người nữ mang niềm hy vọng. Trái lại, người dân ngoại – và các Ki-tô hữu chúng ta thường cư xử hệt như người ngoại đạo – quên bẵng mất Chúa Giê-su, chỉ nghĩ tới mình, chỉ nghĩ tới những vấn đề thuộc về mình, và không mong chờ Chúa Giê-su. Người ích kỷ ngoại giáo cư xử như thế, thậm chí còn mơ mình làm thượng đế: Chỉ mình tôi thôi đã giải quyết xong hết mọi chuyện rồi. Và điều đó đưa tới một kết thúc tồi tệ, đưa tới một cái kết không có tên gọi, không có sự gần gũi, không trở thành công dân trong nước Trời.“

(rv 21.10.2014 ord)

Joseph Trần – CTV của trang tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét