Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Đức thánh Cha Phan-xi-cô nói về Đức Bê-nê-đíc-tô XVI: „Ngài là một đại Giáo Hoàng!“

Đức thánh Cha Phan-xi-cô nói về Đức Bê-nê-đíc-tô XVI: „Ngài là một đại Giáo Hoàng!“
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã ca ngợi vị tiền nhiệm của Ngài – Đức Bê-nê-đíc-tô XVI – như là một Đại Giáo Hoàng, người chỉ cho thấy, khoa học, đức khôn ngoan và việc cầu nguyện không loại trừ lẫn nhau, nhưng bổ sung cho nhau. Trong một cuộc viếng thăm Viện hàn Lâm Giáo Hoàng về khoa học vào sáng thứ Hai hôm nay, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã khám phá ra một bức tượng bán thân của vị nguyên Giáo Hoàng. Đó là phần di sản còn được giữ lại của Đức Bê-nê-đíc-tô XVI tại khu vườn của Tòa Thánh Vatican, nằm sát với tòa nhà của viện Hàn Lâm vừa nêu.

Tác phẩm này gợi nhớ tới tinh thần của Đức Bê-nê-đíc-tô XVI: nhắc tới giáo huấn của Ngài, tới gương mẫu của Ngài, tới các công trình của Ngài, tới lòng đạo đức của Ngài, cũng như nhắc tới cuộc sống hiện tại của Ngài với tư cách là một Đan Sĩ. Tinh thần mà nó đang còn ở xa nhằm làm yếu đi quá trình của thời gian, sẽ xuất hiện nơi các thế hệ sau này càng ngày càng vĩ đại, càng ngày càng mạnh mẽ. Đức Bê-nê-đíc-tô XVI là một vị đại Giáo hoàng!“

Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã ca ngợi trí thông minh, các nhân đức và con người của Thần Học Gia Joseph Ratzinger, cũng như tình yêu của Ngài dành cho triết học, cho thần Học và kể cả cho các khoa học khác nói chung. Đức Nguyên Giáo Hoàng đã chỉ cho thấy rằng, khoa học, đức khôn ngoan và việc cầu nguyện không loại trừ lẫn nhau, nhưng trái lại, bổ sung lẫn cho nhau.

Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa về ân Sủng mà Ngài đã thực hiện cho Giáo hội và thế giới với sự hiện hữu của Đức Bê-nê-đíc-tô XVI cũng như triều đại Giáo Hoàng của Ngài!“

Thuyết tiến hóa không mâu thuẫn với niềm tin về sự sáng tạo

Đức Nguyên Giáo Hoàng đã không tham dự cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô tại Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học. Trong cuộc thăm viếng này, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô cũng đã đánh giá rất cao công việc của các thành viên thuộc Hàn Lâm Viện. Và Ngài cũng đã đề cập tới đề tài mà phiên họp khoáng đại hiện tại của Hàn Lâm Viện này đang bàn tới, cụ thể đó là việc phát triển thuật ngữ về thiên nhiên; ở đây, Đức Thánh Cha khởi đi từ cuốn sách đầu tiên của Kinh Thánh: Sách Sáng Thế.

Nếu chúng ta đọc các trình thuật về việc tạo dựng trong sách Sáng Thế, chúng ta có thể lâm vào một sự tưởng tượng rằng, Thiên Chúa là một dạng phù thủy, với cây đũa thần trong tay, ông đã làm cho tất cả hiện hữu. Nhưng không phải thế. Thiên Chúa đã ban cho con người và sự sống một quyền tự do trong vũ trụ, và đồng thời Ngài cũng đã cam kết về sự hiện diện có hiệu lực lâu dài của Ngài, mà sự hiện diện ấy của Ngài đã làm cho tất cả được hiện hữu. Và như thế, thế giới thụ tạo tiến tới phía trước, qua các thế kỷ, các thiên niên kỷ và cho tới hôm nay. Thiên Chúa không phải là một tay phù thùy, nhưng là Đấng Sáng Tạo, Ngài ban sự sống cho bất cứ một con người nào. Vì thế, thuyết về Vụ Nổ Lớn đang khá thông dụng trong thời đại hôm nay, không mâu thuẫn với một sự can thiệp của Đấng Tạo Hóa, nhưng cần tới nó. Sự tiến hóa trong thế giới thụ tạo không đi ngược lại với ý tưởng sáng tạo, vì sự tiến hóa đặt điều kiện trực tiếp về thế giới các sinh vật sống động, mà chúng phát triển sau đó!

Các khoa học gia – và trước hết là các khoa học gia Ki-tô giáo – có sứ mạng suy tư về tương lai của nhân loại cũng như của thế giới, và bảo vệ thế giới „trước các rủi ro về môi trường, có thể do thiên nhiên hay cũng có thể là do con người gây ra“.

(rv 27.10.2014 no)

Minh Tâm – CTV của trang tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét