Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

„Chúa Giê-su khóc về chúng ta“ – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 20.11.2014

Chúa Giê-su khóc về chúng ta“ – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 20.11.2014
%_tempFileName00021_20112014%
Các sách Tin Mừng đã tường thuật về việc Chúa Giê-su khóc ở ba điểm: Điểm đầu tiên trong ba điểm ấy chính là việc Chúa Giê-su khóc về thành thánh Giê-ru-sa-lem, được thuật tại bởi chương 19 trong sách Tin Mừng theo Thánh Lu-ca – Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giải thích như thế vào sáng thứ Năm hôm nay. Trong Thánh Lễ vào lúc sáng sớm tại nguyện đường Thánh Mar-ta, Đức Thánh Cha đã giảng về những giọt lệ của Chúa Giê-su: Cũng giống như Giê-ru-sa-lem hồi đó „vẫn khép kín“ đối với Đấng Cứu Thế, ngày hôm nay Chúa Giê-su cũng vẫn thường gõ trước cửa phòng chúng ta một cách vô ích. „Cơn khóc than của Chúa Giê-su“ về Giê-ru-sa-lem cũng có hiệu lực với „Giáo hội của Ngài, tức chúng ta ngày nay“.

Và thực ra tại sao Giê-ru-sa-lem đã không đón nhận Chúa Giê-su? Vì nó hài lòng với cái mà nó đã có – nó không muốn những điều gây phiền toái. Có thể nói được rằng, thành phố ấy sợ hãi trước việc được viếng thăm bởi Thiên Chúa, nó sợ hại trước sự vĩ đại của cuộc viếng thăm này. Nó muốn tự mình chăm sóc cho những vấn đề của nó, như chúng ta … Nhưng chúng ta không biết cách cư xử với chuyến viếng thăm của Thiên Chúa, với những điều gây ngạc nhiên của Ngài!

Đức Thánh Cha đã rút ra một vạch thẳng trực tiếp từ „nỗi sợ hãi của Giê-r-sa-lem trên con đường có nhiều điều gây bất ngờ của Thiên Chúa để được cứu độ“, đến nỗi sợ hãi của chúng ta.

Và vì thế Chúa Giê-su đã khóc. Khi Thiên Chúa viếng thăm dân Người thì Ngài sẽ mang niềm vui đến cho họ, Ngài mang sự hoán cải đến cho họ. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ hãi – không phải trước niềm vui, không! -, nhưng trước niềm vui mà Ngài mang đến, vì chúng ta không thể kiểm soát được nó. Chúng ta sợ hãi trước việc hoán cải, vì sự hoán cải có nghĩa là để cho Thiên Chúa dẫn chúng ta đi.

Thành phố Giê-ru-sa-lem hồi đó „rất bình an, rất hài lòng“ – Đức Thánh Cha còn tô đậm thêm với hình ảnh sau đây: „Đền thờ vẫn hoạt động, các tư tế thực hiện nhiều hy tế, người ta đi thành từng đoàn, các luật sĩ sắp đặt tất cả - tất cả đều trong sự xếp đặt! Và với tất cả những điều đó, Giê-ru-sa-lem đã đóng kín cánh cửa“. Và rồi, cái „giá cho việc muốn cho người ta trở lại ấy“ chính là thập giá – nó chỉ ra cho chúng ta thấy Tình Yêu của Chúa Ki-tô, mà „ngày nay nó vẫn thường đẩy Ngài tới chỗ phải khóc về Giáo hội của Ngài.“

Ngày hôm nay Cha tự hỏi: Các Ki-tô hữu chúng ta, tức những người hiểu biết về Đức Tin, hiểu biết về Giáo lý, chúng ta tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, chúng ta là các Ki-tô hữu, chúng ta là các mục tử - phải chăng chúng ta đang hài lòng với chính bản thân chúng ta? Chúng ta đã sắp đặt tất cả, và chúng ta không cần tới cuộc tái viếng thăm của Thiên Chúa nữa… Và mặc dầu vậy, Thiên Chúa vẫn tiếp tục đến gõ trước cửa, trước cửa nhà chúng ta, trước cửa nhà Giáo hội, trước cửa nhà của các vị mục tử Giáo hội. Và những chiếc cửa ấy vẫn cứ bị đóng kín; Chúa Giê-su lại khóc, ngay cả trong thời đại hôm nay.“

Đức Thánh Cha đã mời gọi tất cả hãy thực hiện một cuộc sát hạch lương tâm: „Ít nhất một lần, chúng ta hãy nghĩ tới chính bản thân chúng ta“ – Đức Thánh Cha nói . „Trong khoảnh khắc này, chúng ta đang đứng thế nào trước mặt Thiên Chúa?“

(rv 20.11.2014 sk)

Joseph TrầnCTV của trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét