Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Sự hoán cải thực sự cũng được chứng tỏ nơi ví tiền – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 18.11.2014

Sự hoán cải thực sự cũng được chứng tỏ nơi ví tiền – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 18.11.2014
%_tempFileName00010_18112014%
Cuộc trở lại Ki-tô giáo là một hồng ân, và có thể nói được là „một cuộc viếng thăm của Thiên Chúa“. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã giảng về điều đó trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba hôm nay tại nguyện đường Thánh Mar-ta. Dựa vào bài Tin Mừng trong ngày kể về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-su và ông Gia-kêu – một viên quan ngành thuế - Đức Thánh Cha nói rằng, người tín hữu nên cảnh giác trước một „linh đạo hâm hâm dở dở“ – có nghĩa là chỉ sống rất xa với Đức Tin. Mặt khác, người ta cũng phải trông chừng để không làm bộ như mình có vẻ có Đức Tin, Đức Thánh Cha nói:

Phải chăng chúng ta cũng thuộc về số những Ki-tô hữu chỉ ra vẻ có Đức Tin? Phải chăng tôi cũng đang có một đời sống thiêng liêng đại để vậy? Giờ đây, nếu như tất cả đều có vẻ tốt thì rồi tôi sẽ không thể phàn nàn được nữa: Tôi có một gia đình tốt, nhưng thực ra người ta đang nói về tôi ở sau lưng tôi, nhưng tôi có tất cả những gì tôi cần và tôi cảm thấy đang ở trong sự hòa hợp với Thiên Chúa. Đó là sự lừa dối! Những người có dáng Ki-tô hữu chính là những kẻ chết! Nhưng vấn đề nằm ở chỗ nhìn cuộc sống trong chính mình, và thực ra là với sự hồi tưởng và sự quan tâm, để có thể luôn luôn tiến về phía trước. Vì thế, sự hoán cải có nghĩa là, biến điều có vẻ trở thành thực tế, biến Đức Tin ương ương dở dở thành Đức Tin sống động.“

Trong thời đại của ông cũng như trong cộng đồng của ông, viên thu thuế Gia-kêu giầu có, một cách đơn thuần, bị coi như là „kẻ tội đồ lớn nhất“, vì ông là kẻ tham ô và cộng tác với „kẻ thù ngoại quốc“.

Ông giống như rất nhiều viên chức mà chúng ta vẫn còn biết trong thời đại hôm nay: tham nhũng. Đó là những người thay vì phục vụ tha nhân, lại thích nghĩ tới cái ví riêng của mình hơn. Những loại người ấy ngày nay cũng vẫn còn có một ít trên thế giới. Vì thế mọi người đều có ác cảm đối với ông. Thực ra Gia-kêu không phải là một ´tín hữu dở dở ương ương`, nhưng ông cũng không phải là một người ´có Đức Tin đã chết`. Vậy thì chúng ta nói, ông ta ở trong giai đoạn mục rữa, vì ông ta nghe thấy giọng nói trong mình và nhất thiết muốn nghe theo Chúa Giê-su. Vâng, Chúa Thánh Thần rất thông sáng! Ngài rắc gieo hạt giống của Ngài khắp nơi. Và rồi Gia-kêu làm điều chi? Thậm chí ông sẵn sàng tự làm mất thanh danh của mình – chúng ta cứ thử nghĩ đi, một viên cán bộ cấp cao lại đi trèo lên một ngọn cây, trông rất buồn cười.“

Nhưng ông Gia-kêu đã không xấu hổ, vì Chúa Thánh Thần đang „làm việc“ trong ông. Từ một viên cán bộ hám tiền, ông đã trở thành một tín hữu đầy trách nhiệm.

Cuộc trở lại cũng ngay lập tức liên quan tới cái ví tiền, người ta có thể thực sự nói về sự trở lại. Vì tất cả đều được khẳng định từ chính mình, trong con tim của mình cũng như trong tâm hồn của mình để trở thành các Ki-tô hữu, nhưng nếu là tiền bạc thì rồi nói sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng sau đó còn có một khía cạnh khác: Một số người sẽ nói sau lưng về cuộc trở lại của Gia-kêu. Những người vẫn cứ tiếp tục nói về Gia-kêu như là một kẻ tội lỗi, và Chúa Giê-su đã đi đến nhà ông ta. Những người ấy nói, Chúa Giê-su phải thanh tẩy mình bởi Gia-kêu, nếu không thì Ngài cũng sẽ trở nên dơ bẩn.“

Trái lại, Chúa Giê-su đã chỉ ra rằng, có „ba lời mời gọi trở lại“: Thiên Chúa hướng về những „tín hữu ương ương dở dở“, những kẻ „có vẻ là tín hữu“, và những kẻ, tuy có Đức Tin nhưng lại giầu có. Tất cả ba hạng người trên đều có thể đạt tới được „sự tái sinh“ thông qua Lời Chúa – Đức Thánh Cha nói. Việc mỗi tín hữu suy nghĩ về cuộc trở lại riêng của mình là một điều rất quan trọng trong thời điểm sắp kết thúc năm Phụng Vụ - Đức Thánh Cha kết luận.

(rv 18.11.2014 mg)

Joseph TrầnCTV của trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét