Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Đức Hồng y Parolin: Đức Thánh Cha sẽ đề cập đến việc bảo vệ môi trường và tình liên đới tại Strassburg

Đức Hồng y Parolin: Đức Thánh Cha sẽ đề cập đến việc bảo vệ môi trường và tình liên đới tại Strassburg
Đó sẽ là chuyến công du nước ngoài ngắn nhất của một vị Giáo Hoàng trong lịch sử từ trước tới nay: vào thứ Ba tuần tới, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô sẽ bay tới Strassburg (Pháp quốc) để nói chuyện trước nghị viện châu Âu cũng như trước Hội Đồng Châu Âu. Cách nay 26 năm, Đức Gio-an Phao-lô II cũng đã nói chuyện trước các nghị sĩ của Nghị Viện Châu Âun rồi. Chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô tới Hội Đồng Châu Âu thậm chí còn là một buổi ra mắt đầu tiên, vì cho tới lúc đó, chưa một vị Giáo hoàng nào viếng thăm Hội Đồng này. Vậy Đức Thánh Cha Phan-xi-cô sẽ nói về điều gì tại Strassburg? Trong một cuộc phỏng vấn dành cho trung tâm truyền hình CTV của Tòa Thánh Vatican, Đức Hồng y Pietro Parolin – Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh – đã tiết lộ cho chúng ta biết về đề tài của Đức Thánh Cha tại Strassburg.

Đức Thánh Cha sẽ nói về việc bảo vệ thế giới thụ tạo hay bảo vệ trái đất: tóm lại là bảo vệ môi trường. Và sau đó thì Đức Thánh Cha sẽ nói về tình liên đới đối với những người đang tìm kiếm những khả năng mới bên ngoài quốc gia của mình, và đó cũng là đề tài mà Đức Thánh Cha thường hay đề cập tới. Trước hết là tình liên đới mà nó không phải chỉ là một trong những giá trị của liên hiệp châu Âu, nhưng thậm chí – tôi thấy – nó còn là mục tiêu thực sự thuộc về sự sống còn của châu Âu, và chắc chắn là một trong những chiều kích nền tảng của nó. Và sau cùng là viễn tượng toàn diện của nhân loại: Con người đứng trong tất cả mọi chiều kích của nó, kể cả chiều kích thiêng liêng và siêu việt tính của nó. Chiều kích này cũng có thể đưa ra một câu trả lời có tính xây dựng trước những thách đố mà châu Âu đang phải đối diện trong lúc này.“

Theo những cuộc thăm dò mới đây, chỉ có 30% số người châu Âu có một quan điểm tích cực về Liên Hiệp Châu Âu; điều này, trước hết, nằm nơi cuộc khủng hoảng dai dẳng về kinh tế. Ý tưởng về một châu Âu thống nhất đã đánh mất ánh hào quang của nó. Phải lảm gì bây giờ? - Đức Hồng Y Parolin đặt vấn nạn:

Người ta nhìn vào Liên Hiệp Âu Châu thường là với một thực tế xa vời, một thực tại mang tính cứng nhắc, mà nó không chú ý tới những vấn đề thực tế hằng ngày của con người. Cuộc khủng hoảng dẫn tới việc đánh mất đi niềm hy vọng và sự tin tưởng rằng, trong thực tế, Liên Hiệp Châu Âu có thể đưa ra một câu trả lời cho nhiều vấn nạn mang tầm châu lục. Khác với trước đây một số thập niên, giờ đây không còn có tinh thần lạc quan ấy nữa, mà tinh thần lạc quan ấy cho rằng, người ta sẽ tìm thấy những câu trả lời. Tôi có cảm tưởng rằng, điều mà nó đứng ngay tại điểm khởi đầu của ý tưởng về Liên Hiệp Châu Âu, tức những giá trị nền tảng của nó, sẽ không còn được cùng chấp nhận lâu hơn nữa. Khi người ta không có một điểm xuất phát chung, thì người ta cũng không có thể cùng giải quyết về những vấn đề được nữa. Vì thế, đối với tôi, có vẻ như quan trọng rằng, nơi trường học và trong sự giáo dục, người ta cần phải chỉ ra cho giới trẻ một cách cụ thể những giá trị nào thuộc về dự án của Liên Hiệp Âu Châu. Và rằng, đó cũng là những câu trả lời đã phát triển và cụ thể cho những thách đố vẫn còn đang tồn tạn trong thời đại hôm nay, nếu người ta sống điều ấy trong tinh thần của những bậc tiền bối đã sáng lập ra nó.

„Châu Âu đang mỏi mệt!“ – Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói như thế vào hồi trung tuần tháng Sáu vừa rồi khi Ngài đến thăm Cộng Đoàn Nền Tảng Thánh Egidio tại Rô-ma. „Chúng ta phải giúp châu Âu để nó được trẻ hóa“. 75 triệu người trẻ tại châu Âu vừa không có việc làm lại cũng vừa không được học tập tới nơi tới chốn. Đức Hồng y Parolin nói tiếp:

Thật tiếc rằng, vấn đề lớn của Châu Âu hiện nay là nạn thất nghiệp, trước hết là nơi những người trẻ. Điều đó càng ngày càng dẫn tới sự khai trừ mang tính xã hội. Người ta phải trao cho những con người ấy tình liên đới và sự giúp đỡ hơn nữa, không những những người vừa nêu, mà còn cả với những di dân, với những người mẹ phải giáo dục con cái một mình, với những người già và những người tàn tật – một sự giúp đỡ hơn nữa đối với họ sẽ là một con đường chắc chắn để tạo thêm sức mạnh hơn nữa cho dự án Liên Hiệp Âu Châu. Vì như đã nói: chính vì thế mà Liên Hiệp Âu Châu được sinh ra. Chỉ có như thế cũng như chỉ với một mối quan tâm đặc biệt trước những người yếu đuối hơn, mới có thể bảo vệ được hòa bình.“

(rv 22.11.2014 sk)

J. Ngọc HàCTV của trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét