Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Các Ki-tô hữu nghèo nàn ấy chỉ đi một nửa đoạn đường – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 30.01.2014

Các Ki-tô hữu nghèo nàn ấy chỉ đi một nửa đoạn đường – Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 30.01.2014
Một Ki-tô hữu nên làm cho ký ức về cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su luôn luôn sống động trong tâm hồn mình. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã khuyên các tín hữu như thế. Trong Thánh Lễ vào lúc sáng sớm thứ Sáu hôm nay tại nguyện đường Thánh Mar-ta, qua bài giảng của mình, Đức Thánh Cha đã nói rằng, một Ki-tô hữu sẽ không ưa thích sự nghiêm túc khi họ không bảo vệ „ngày của mối tình đầu“ trong con tim của mình. Và theo ý nghĩa được rút ra từ sách Khải Huyền của Thánh Gio-an, một Ki-tô hữu mà không có ký ức thì sẽ trở thành một Ki-tô hữu „hâm hâm dở dở“.

Ký ức, hay sự hồi tưởng, rất quan trọng, để chúng ta có thể nhớ tới những hồng ân mà chúng ta đã lãnh nhận – bởi vì, nếu chúng ta để cho niềm hăng say này vận hành, mà niềm hăng say ấy đến từ sự tưởng nhớ tới mối tình đầu, niềm hăng say ấy bắt nguồn từ Tình Yêu, thì rồi mối nguy hiểm to lớn này đối với các Ki-tô hữu sẽ bất thần xuất hiện: sự do dự chần trừ. Các Ki-tô hữu hâm hâm dở dở, họ khoanh tay đứng nhìn, không chuyển động – nhưng họ lại là những Ki-tô hữu đã đánh mất ký ức về mối tình đầu. Họ cũng có sự hăng say, cũng có sự kiên nhẫn, có sự chịu đựng những vấn đề của cuộc sống trong tinh thần yêu thương của Chúa Giê-su; sự chịu đựng ấy, mang trên vai những vấn đề ấy… Và đó là nhựng Ki-tô hữu hâm hâm hâm dở dở, những con người nghèo nàn! Họ ở trong một mối nguy hiểm lớn.

Đức Thánh Cha cho biết, khi Ngài nghĩ tới những Ki-tô hữu hâm hâm dở dở, thì rồi Ngài lại đột nhiên nhớ ra Lời của Chúa Giê-su về những tên quỷ bị trục xuất. Sau một chốc lát, những tên quỷ ấy sẽ lại đến, và khi chúng nhìn thấy căn nhà cũ của chúng vẫn đang mở, thì rồi chúng lại đến đó để choán chỗ, và như vậy ngôi nhà ấy sẽ trở nên tồi tệ gấp bội so với trước đó.

Người Ki-tô hữu có hai thông số này: Ký ức và niềm hy vọng. Tái kêu gọi ký ức để không đánh mất kinh nghiệm tuyệt vời về mối tình đầu này – và điều đó nuôi dưỡng niềm hy vọng. Đôi khi niềm hy vọng không rõ ràng, nhưng nó tiến triển. Đức Tin, tiến lên phía trước để nhìn thấy Chúa Giê-su, vì người ta biết rằng, niềm hy vọng không lừa dối. Hai thông số này thự sự là khuôn mẫu mà trong đó chúng ta có thể bảo vệ ơn cứu độ dành cho người công chính, tức ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa.“

Ơn cứu độ mà Thiên Chúa dành sẵn cho chúng ta, cần tới một khuôn khổ như thế - Đức Thánh Cha bổ sung. Nó dẫn đến chuyện rằng, hạt cải nhỏ, mà Tin Mừng nói tới (Mc 4,26-34), sẽ phải được bảo vệ - và rồi sau đó nó cũng có thể phát triển, đâm chồi nẩy lộc và lớn lên.

Họ có thể gây đau khổ cho một ai đó, những Ki-tô hữu ấy chỉ đi đến được một nửa quãng đường! Rất nhiều Ki-tô hữu mà họ đi trên con đường dẫn tới Chúa Giê-su hay phát xuất từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su, sẽ bị gặp trở ngại. Đó là con đường mà trên đó họ đã đánh mất ký ức về mối tình đầu, và với niềm hy vọng của họ.“

Đức Thánh Cha đã cầu xin Chúa, xin Ngài ban „cho chúng con ơn biết bảo vệ hồng ân cứu độ“ – Đức Thánh Cha khép lại bài giảng.

(rv 30.01.2015 sk)

Đam Trần – CTV trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét