Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Cuộc họp báo trên chuyến bay của Đức Thánh Cha: Những chuyến công du tiếp theo của Đức Thánh Cha và câu hỏi về cú đấm

Cuộc họp báo trên chuyến bay của Đức Thánh Cha: Những chuyến công du tiếp theo của Đức Thánh Cha và câu hỏi về cú đấm
Những chuyến công du tiếp theo, sự bối rối xung quanh „cú đấm“ trong buổi họp báo cuối cùng, và một cuộc gặp gỡ với Đức Dalai Lama, đó là một số câu hỏi được đặt ra cho Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trên chuyến máy bay chở Ngài từ Philippine trở về Rô-ma. Sau đây là một số câu hỏi cũng như câu trả lời của Đức Thánh Cha.

Những chuyến công du tiếp theo của Đức Thánh Cha tới Phi châu và Mỹ châu:

Giờ đây, Đức Thánh Cha đã hiện diện tại Á Châu hai lần rồi, liệu Ngài có đến Phi châu không – một ký giả người Pháp đã đặt ra câu hỏi như thế.

Cha đã từng trả lời một lần là, chưa chắc chắn“ – Đức Thánh Cha nói. „Theo dự định thì sẽ có một chuyến tới cộng hòa Trung Phi và tới Uganda. Và sẽ tới cả hai quốc gia vừa nêu trong cùng một năm. Cha nghĩ, tình hình có lẽ là vào cuối năm. (…) Chuyến công du ấy bị chậm chạp vì một cái gì đó, vì vấn đề dịch bệnh Ebola. Đó là một trách nhiệm lớn khi thực hiện những cuộc tập trung lớn lúc đang có những sự lây nhiễm có thể, đúng không? Nhưng tại cả hai quốc gia ấy đều không có vấn đề gì. Vì thế chuyến công du tại cả hai quốc gia này chắc là sẽ trong năm nay.

Đề cấp đến chuyến công du có thể diễn ra tại Mỹ Châu, tại Hoa Kỳ hay tại Trung Mỹ, Đức Thánh Cha nói rằng, chắc chắn Ngài sẽ đến Philadelphia, đến New York và Washington nếu Ngài tham dự Đại Hội về Gia Đình vào tháng 09 năm nay. „Cha ước gì mình có thể đến được California để tuyên phong Hiển Thánh cho Chân Phước Junipero Serra, nhưng đó là một vấn đề thời gian, có nghĩa là phải thêm ra hai ngày nữa. Vì thế Cha nghĩ rằng, Cha sẽ tôn phong Hiển Thánh cho Ngài tại Washington.“

Nhưng Cha đã quên mất cá gì rồi nhỉ? – À, nhớ ra rồi, ba nước thuộc vùng Châu Mỹ Ly-tinh, chương trình đến thăm ba nước ấy cũng đã được dự kiến trong năm nay – tất cả vẫn còn ở giai đoạn lên kế hoạch – đó là Ecuador, Bolivia và Paraguay – ba nước đó. Trong năm tới, nếu Chúa muốn, Cha sẽ đến thăm Chile, Argentina và Uruguay – nhưng vẫn còn chưa có kế hoạch gì cho điều đó. Và còn thiếu Peru nữa. Chúng tôi vẫn chưa biết chúng tôi sẽ thu xếp cho chuyến thăm nước này vào thời gian nào.“

Sự đói nghèo:

Một ký giả đã đề cập tới sự đói nghèo mà ông đã đối diện với nó trên các đường phố tại Manila, và điều ấy đã làm cho ông xấu hổ, ông cũng đã nhắc đến các khu ổ chuột tại Sri Lanka trong phần đầu của chuyến công du.

Khi một ai đó trong quý vị hỏi Cha, Cha có sứ điệp nào cho người Philippine không, Cha đã đáp lại: Người nghèo“ – Đức Thánh Cha trả lời. „Đó là sứ điệp mà Giáo hội ngày hôm nay đang có. Đó cũng là cái mà quý vị đã nói tới tại Sri Lanka, những người thuộc tộc Tamil (trong nhiều túp lều), sự phân biệt đối xử, những người nghèo là những nạn nhân của nền văn hóa vứt bỏ.“ – Đức Thánh Cha nói về Tổng Giáo phận trước đây của Ngài, Buenos Aires, và nói về sự tương phản với sự giầu có tại đó. Con người có khuynh hướng làm quen với một cái gì đó. „Mối đe dọa tồi tệ nhất ở đây chính là sự trần tục“ – Đức Thánh Cha bổ sung – của tổ chức phi chính phủ, mà nó tự nhận mình là Giáo hội. Con đường của Chúa Chúa Giê-su rất gian truân, nó là con đường của sự quan tâm.

Ý thức hệ và gia đình

Trong cuộc gặp gỡ với các gia đình tại Manila, Đức Thánh Cha đã đề cập đến một sự thực dân hóa mang tính ý thức hệ. Một ký giả đã hỏi Ngài, chính xác là Ngài nghĩ tới điều gì.

Đến với con người với một ý tưởng mà nó không có chi để làm với họ“ – đó là điều mà Cha nghĩ tới. Đức Thánh Cha đã đưa ra ví dụ về một ngôi trường tại Argentina, mà ngôi trường ấy đã được kiến tạo dưới điều kiện được đưa ra trước rằng, một cuốn sách giáo khoa được sử dụng, cuốn sách đó đại diện cho một lý thuyết nhất định về giới tính. „Thuộc địa hóa con người với một ý tưởng, điều làm thay đổi tâm tính hay cấu trúc, hay muốn làm thay đổi. Trong khi Thượng Hội Đồng Giám Mục đã than phiền với các Giám Mục phi Châu về chuyện đó“. Sự thực dân hóa chính là cái đó, vì những nỗi khốn cùng của con người đã được sử dụng để đạt tới được việc tiếp cận với họ, trước hết là đối với trẻ em và giới trẻ. Đức Thánh Cha đã so sánh điều đó với những chế độ độc tài của thế kỷ vừa qua và với những tổ chức thanh niên phát-xít. „Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng của họ, lịch sử của họ, nhưng khi những điều kiện của những đế quốc thực dân hóa bị đặt gánh nặng, thì rồi chúng sẽ muốn rằng, căn tính riêng của dân tộc ấy bị đánh mất và bị đồng hóa với tất cả.“

Đức Thánh Cha và Đức Phao-lô VI đã được đề cập đến trong một câu hỏi tương tự, và câu hỏi đó liên quan tới vấn đề tính dục và hôn nhân. Trong Thông Điệp Humanae Vitae, Đức Phao-lô VI đã nói đến việc cấm ngừa thai. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô xác định rằng, sự mở ra đối với sự sống chính là điều kiện đối với Bí Tích Hôn Nhân. Nhưng đôi khi nó không còn phải chịu trách nhiệm nữa trong việc đón nhận thêm con cái, nó nằm trong quyết định của cặp vợ chồng. Ngài gọi điều đó là: „Tư cách làm cha mẹ có trách nhiệm“. Nhưng Đức Phao-lô VI đã không chỉ đặt vấn đề đó chung quanh lĩnh vực cá nhân, nhưng hồi đó, Ngài đã đề cập đến nỗi sợ hãi được trình bày về việc kiểm soát sinh sản mà những nước giầu muốn kiểm soát những nước nghèo ( được gọi là tân chủ nghĩa Malthus). „Đức Phao-lô VI đã không khóa lại một cách bảo thủ. Không, Ngài là một vị Ngôn Sứ, do đó Ngài đã nói: hãy lưu tâm tới tân chủ thuyết Malthus đó mà nó tiếp cận chúng ta. Đó là điều Cha muốn nói.“

Quả đấm và tự do tư tưởng

Trong buổi họp báo đầu tiên của chuyến công du, tức trên chuyến bay từ Sri Lanka tới Philippien, một lời nhận xét của Đức Thánh Cha đã gây ra nhiều chú ý. Ngài đã từng bị hiểu lầm, liệu trong những hoàn cảnh nhất định, một cú đấm có biện minh cho bạo lực được không. Đó là sự khiêu khích tự do tư tưởng. Đức Thánh Cha nói rằng, nếu một trong những cộng sự của Ngài xúc phạm tới mẹ của Ngài, thì người ấy sẽ đi tới chỗ mạo hiểm để bị ăn quả đấm. Theo lý thuyết, tất cả điều đó là sai – Đức Thánh Cha trả lời – bạo lực bị bác bỏ bởi Tin Mừng. „Theo lý thuyết, tất cả chúng ta đều có một tư tưởng, nhưng chúng ta là con người, và có sự khôn ngoan, một đức tính của cuộc sống chung giữa những con người với nhau. Tôi không thể xúc phạm hay khiêu khích lâu dài đến bất cứ một ai, vì tôi sẽ đi đến sự mạo hiểm trong việc làm tức giận người ấy và khơi lên một sự phản ứng bất hợp pháp trước hành động khiêu khích ấy. Đó là con người.“ Sự tự do tư tưởng phải quan tâm tới thực tế của con người.

Dalai Lama và Trung Quốc

Ngay vừa khi chuyến bay đi vào không phận Trung Quốc, Đức Thánh Cha đã được đặt vấn đề về Đức Dalai Lama, người trước đây một ít thời gian đã có mặt tại Rô-ma, nhưng không được Đức Thánh Cha tiếp đón. Điều đó diễn ra không phải vì bất cứ một nỗi sợ hãi nào trước Trung Quốc – Đức Thánh Cha cam đoan – thực sự nó không phải thế. „Nghi thức ngoại giao quy định rằng, vị quốc trưởng hay bất kỳ vì nào của quốc gia ấy sẽ không được đón tiếp nếu vị đó đến tham dự một cuộc hội nghị tại Rô-ma.“ Đức Dalai Lama đã xin một buổi hội kiến và cũng đã được nêu ra với Ngài một thời biểu. Nhưng thời biểu đó đã không được dự kiến cho tuần được để cập tới.

Nữ giới và Giáo hội

Trong lúc gặp gỡ với giới trẻ vào sáng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã nói rằng, có quá ít các bé gái hiện diện tại đây, nữ giới có một cách nhìn riêng về những vấn đề. Ngay trong buổi họp báo, đề tài này cũng được đề cập đến: „Nếu Cha nói rằng, thật là quan trọng khi nữ giới được chú ý nhiều hơn nữa trong Giáo hội, thì rồi không phải chỉ là trao cho họ một chức vụ thư ký trong một Thánh Bộ của Tòa Thánh“. Hơn nữa, nó là việc ngắm nhìn nữ giới như thế nào, „như thực tế, vì nữ giới nhìn họ từ một sự phong phú khác, từ một điều vĩ đại hơn.“

(rv 19.01.2015 ord)

Đam Trần – CTV trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét