Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Đức Thánh Cha gợi nhớ tới các „Ki-tô hữu chui“ tại Nhật Bản

Đức Thánh Cha gợi nhớ tới các „Ki-tô hữu chui“ tại Nhật Bản
Việc Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trở thành Tu Sĩ của Dòng Tên đã khiến Ngài phải biết ơn theo một cách thức nào đó đối với người Nhật Bản: Vì vào năm 1958, khi Jorge Mario Bergoglio muốn gia nhập Dòng Tên, ước muốn của người thanh niên này là được đi đến nước Nhật với tư cách là nhà truyền giáo. Tuy nhiên, điều mong muốn đó đã không trở thành hiện thực, nhưng „Tình Yêu của Ngài đối với nước Nhật“ vẫn tồn tại cho tới tận ngày nay. Vào sáng thứ Sáu hôm nay, Ngài đã gặp gỡ các Đức Giám Mục Nhật Bản nhân dịp chuyến viếng thăm Ad Limina của các Ngài tại Vatican. Tuy nhiên, trong bài diễn văn được soạn sẵn của Ngài, Đức Thánh Cha đã không đề cập tới „niềm đam mê Nhật bản“ của Ngài: Thay vào đó, Ngài nói về cái được gọi là „các Ki-tô hữu chui“, tức các Ki-tô hữu „được phát hiện ra“ tại Nhật Bản cách nay đúng 150 năm. Cụ thể là, từ năm 1600, các Ki-tô hữu tại Nhật Bản đã bị bách hại liên tục; các Linh Mục bị giải tán, và chỉ nhờ vào sự dân thân của nhiều Giáo dân, nên dầu vậy, Đức Tin vẫn có thể tiếp tục được chuyển giao trong nhiều thế kỷ, như Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã ca ngợi và xác định trong bài diễn văn được soạn sẵn của Ngài.

Cha Mario Bianchin là một nhà truyền giáo thuộc Viện Truyền Giáo Tòa Thánh tại nước ngoài. Hiện nay nhà truyền giáo người Ý này đang sống và hoạt động tại Nhật Bản. Ngài cho biết: „Các Ki-tô hữu tại Nhật Bản ngày nay nắm giữ Đức Tin của họ một cách rất nghiêm túc. Ở chỗ chúng tôi, chỉ một số ít các Ki-tô hữu xuất thân từ gia đình Ki-tô giáo, vì sự dấn thân của các Ki-tô hữu ở đây mạnh mẽ một cách đặc biệt. Có thể nói được rằng, ở đây chúng tôi có hai loại tín hữu: loại tín hữu thứ nhất là những người thể hiện một truyền thống cổ kính và là kết quả của việc loan báo Tin Mừng do thánh Phan-xi-cô thực hiện, và loại tín hữu thứ hai có thể được gọi là những người Công Giáo hiện đại, mà trước hết họ bắt nguồn từ những tín hữu đã tiếp nhận những tôn giáo Tây Phương sau cuộc Tây hóa tại Nhật Bản trong thế kỷ 20.“

Ngày hôm nay, các „Ki-tô hữu chui“ của thế kỷ 19 được coi như là mẫu gương đối với tất cả mọi người Công Giáo tại Nhật bản. Mối quan tâm của người Nhật dành cho Đức Thánh Cha là rất lớn – Cha Mario cho biết: „Họ cảm thấy được gây phấn khích bởi lối sống của Đức Thánh Cha. Tôi tin rằng, bất cứ người Nhật nào cũng đều ước ao muốn được gặp Ngài ít là một lần, vì thế tôi hy vọng rằng, ít là một lần Ngài sẽ đến thăm đất nước chúng tôi.“

(rv 20.03.2015 mg)

Peter Trần Quốc Anh – CTV của trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét