Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Dẫy núi đứng đó vì điều chi?

Dẫy núi đứng đó vì điều chi?

ĐHY Walter Kasper

Tôi luôn nghĩ tới Tiên Tri Ê-li-a trên ngọn núi Hô-reb. Ngài đã không có kinh nghiệm về Thiên Chúa trong giông tố và đám cháy, nhưng trong cơn gió hiu hiu thổi. Sự tĩnh lặng thuộc về điều vĩ đại nhất mà con người có thể kinh qua trong những dẫy núi. Sự tĩnh lặng này cũng có một điều chi đó để làm với kinh nghiệm về Thiên Chúa.

Hầu như tôi đã không gặp gỡ bất cứ ai trong những dẫy núi mà những người ấy không tin vào bất cứ niềm tin tôn giáo nào. Những dẫy núi – trong sự hùng vĩ của chúng – chính là một chứng tá cho một điều chi đó mà nó không trôi qua một cách mau lẹ, chẳng hạn như thời trang. Chúng đứng đó một cách đơn giản, không ai có thể đẩy chúng đi khỏi chỗ của mình. Chúng nhắc nhớ tới sự vĩnh cửu.

Trong các Thánh Vịnh có viết rằng: “Thiên Chúa là núi đá cho tôi đứng vững”. Vậy thì nó là một điều chi đó có sự vững vàng mà người ta có thể nương tựa vào đó. Dẫy núi cũng là một chỉ dấu nhắc người ta nghĩ tới những điều trên cao.

Nhưng dẫy núi cũng là một nơi mà nó kết nối những con người có thể tin cậy nhau lại làm một với nhau. Nó chính là biểu tượng đối với việc chúng ta lên đường với tư cách là con người, và là biểu tượng cho thấy rằng, việc xuyên qua những con đường gian khó cũng là điều thuộc về cuộc sống. Người ta chỉ có thể nhận được giải thưởng sau khi đã hoàn tất.

M.Trần Thị Thu Hiền – CTV của trang tin Gx Thánh Mẫu Bc – chuyển ngữ từ: Pauluskalender 2015, nhà xuất bản Thánh Phao-lô, Fribourg, Thụy Sỹ 2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét