Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Đức Thánh Cha: Niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi

Đức Thánh Cha: Niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi

Niềm vui được chia sẻ là niềm vui được nhân đôi. Người ta có thể tóm tắt những lời của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong cuộc tiếp kiến chung vào sáng thứ Bảy hôm nay như thế. Trong khuôn khổ của Năm Thánh Lòng Thương Xót, mỗi tháng sẽ có một buổi tiếp kiến chung, gọi là buổi tiếp kiến ngoại thường, vào một ngày thứ Bảy trong mỗi tháng. Hôm nay Đức Thánh Cha đã giải thích quan điểm của Ngài trước điều mà Ngài hiểu về các nhà Truyền Giáo của Lòng Thương Xót, mà đồng thời họ cũng là những nhà loan báo Tin Mừng.

Với tính cách là Ki-tô hữu, chúng ta có trách nhiệm và trở nên những nhà truyền giáo của Tin Mừng. Khi chúng ta đón nhận Tin Mừng, hay khi chúng ta trải qua một điều chi đó tốt đẹp, thì điều đó đương nhiên dẫn tới chuyện chúng ta có nhu cầu phải chia sẽ tin vui và kinh nghiệm ấy với người khác. Chúng ta cảm thấy trong mình rằng, chúng ta không thể giữ niềm vui mà nó được ban tặng, lại được, chúng ta muốn mở rộng nó. Niềm vui được khơi lên để nó thúc giục đi đến với mối tương quan“ – Đức Thánh Cha đã mô tả về mối tương quan giữa Lòng Thương Xót và sứ vụ truyền giáo như thế. Vấn đề cũng xảy ra y hệt khi người ta gặp gỡ Thiên Chúa – Đức Thánh Cha giải thích.

Niềm vui về cuộc gặp gỡ này, niềm vui về Lòng Thương Xót của Ngài sẽ dẫn tới chỗ loan báo về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa! Trong thực tế, dấu chỉ cụ thể mà nó cho thấy chúng ta đã gặp gỡ Chúa Giê-su, chính là niềm vui mà chúng ta phải chia sẻ với người khác. Và đó không phải là việc „truyền giáo“, nhưng là việc trao tặng một món quà. Tôi cho bạn một cái gì đó mà nó làm cho bạn vui“ – Đức Thánh Cha giải thích. Người tay thấy được hình thức vui mừng này trong lúc đọc Tin Mừng, và thấy được nó nơi các môn đệ đầu tiên. Sau khi Andrea đã gặp Chúa Giê-su lần đầu tiên, ông đã chạy ngay đến với Phê-rô, em trai của mình để chia sẽ với em về niềm vui của ông. Vì một cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su được coi như ngang hàng với sự kiện toàn mà người ta thấy được trong Tình Yêu của Ngài. Và Tình yêu ấy – Đức Thánh Cha nhấn mạnh – sẽ biến đổi con người. Đức Thánh Cha còn đi xa hơn khi nói rằng, trong Bí Tích Thánh Tẩy, mỗi người không chỉ nhận một tên gọi mà cha mẹ đặt cho mình, nhưng cũng còn nhận lãnh một điều to lớn hơn, và thực ra, đó là Χριστόφορος - Christophorus (người mang Chúa Ki-tô).

Tất cả chúng ta đều là những Χριστόφορος - Christophorus. Nhưng Χριστόφορος có nghĩa là gì? Thưa, đó là người mang Chúa Ki-tô. Đó là danh xưng dành cho thái độ của chúng ta, một thái độ mà nó mang theo niềm vui của Chúa Ki-tô, Lòng Thương Xót của Chúa Ki-tô. Bất kỳ Ki-tô hữu nào cũng đều là một Χριστόφορος - Christophorus, một người mang Chúa Ki-tô“. Hồng ân mà người ta nhận lãnh được từ Thiên Chúa, không được coi là hồng ân để an ủi riêng, nhưng đúng hơn, nó được coi như là khí cụ để tiếp tục chuyển giao hồng ân đó đi. Và do đó, dẫn đến sự tác động qua lại giữa ân sủng và sứ mạng, vì ân sủng của Lòng Thương Xót cũng làm cho mỗi người tự động trở thành một nhà truyền giáo, trong khi đó, Lòng Thương Xót vẫn tiếp tục phát triển – Đức Thánh Cha giải thích. Trong khuôn khổ của Thánh Lễ vào ngày thứ Tư Lễ Tro sắp tới, Đức Thánh Cha cũng sẽ thực hành việc cử „các nhà truyền giáo của Lòng Thương Xót“ đi đến với toàn thế giới.

(theo de.rv 30.01.2016 pdy)

Minh Tâm – CTV của trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét