Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhân Ngày Quốc Tế về các Di Dân và những Người Tị Nạn, 14.01.2018: “Đón Nhận, Bảo Vệ, Hỗ Trợ Và Hội Nhập Các Di Dân Và Những Người Tị Nạn”

Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nhân Ngày Quốc Tế về các Di Dân và những Người Tị Nạn, 14.01.2018: “Đón Nhận, Bảo Vệ, Hỗ Trợ Và Hội Nhập Các Di Dân Và Những Người Tị Nạn

Anh chị em thân mến!

Các ngươi phải đối xử với người ngoại kiều cư ngụ với các ngươi như với một người bản xứ, một người trong các ngươi; các ngươi phải yêu nó như chính mình, vì các ngươi đã từng là ngoại kiều tại đất Ai-cập. Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19,34).

Trong những năm đầu tiên thuộc triều đại Giáo Hoàng của Cha, Cha đã không ngừng thể hiện mối quan tâm đặc biệt của mình đối với tình trạng đau buồn của rất nhiều Di Dân và Người Tị Nạn mà họ đang phải chạy trốn khỏi những cuộc chiến tranh, khỏi những cuộc bắt hại, khỏi các thảm họa thiên nhiên và khỏi sự nghèo túng. Chắc chắn đó là một “dấu chỉ thời đại” mà Cha đã cố gắng giải mã, và kể từ chuyến viếng thăm của Cha tại Lampedusa vào ngày mồng 08 tháng 07 năm 2013, Cha đã cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng để Cha có thể giải mã dấu chỉ đó. Qua việc thiết lập một tân Thánh Bộ phụ trách việc phát triển toàn diện con người, Cha muốn rằng, một phân ban đặc biệt mà đôi khi, phân ban đó nên đuợc đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Cha, sẽ diễn tả nối quan tâm của Giáo hội đối với các Di Dân, những Người Bị Sơ Tán, những Người Tị Nạn và các nạn nhân của nạn buôn người.

Bất cứ người khách lạ nào đến gõ cửa nhà chúng ta, cũng đều trao cho chúng ta một cơ hội để gặp gỡ Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng tự đồng hóa mình với bất cứ người khách lạ thuộc bất cứ thời đại nào mà họ được đón tiếp hay bị từ chối, (xc. Mt 25,35.43). Thiên Chúa trao phó cho Tình Yêu từ mẫu của Giáo hội bất cứ con người nào đã và đang bị cưỡng bức phải rời bỏ quê hương xứ sở của mình để lên đường tìm kiếm một tương lai tốt hơn[1]. Mối quan tâm này phải được diễn tả cách cụ thể trong từng giai đoạn kinh nghiệm của Người Tị Nạn: từ lúc khởi hành cho tới lúc đã đi xa, từ lúc tới nơi cho tới khi trở về. Đó là một trách nhiệm lớn mà Giáo hội muốn chia sẻ với tất cả các tín hữu cũng như với mọi người thành tâm thiện chí mà họ được kêu gọi hãy trả lời cho muôn vàn những thách đố đang được khơi lên bởi những phong trào tị nạn hiện tại, với sự quảng đại, với sự dấn thân, với sự khôn ngoan và với tầm nhìn xa, với sự tự nguyện theo những khả năng riêng.

Trong mối liên hệ đó, Cha muốn tái khẳng định rằng, người ta có thể phân loại câu trả lời chung của chúng ta trong bốn động từ theo những nguyên tắc căn bản của học thuyết Giáo hội[2].

Khi chúng ta quan sát viễn cảnh hiện tại, thì điều đó có nghĩa là chúng ta đã bắt đầu giới thiệu một cách đặc biệt cho các Di Dân và những Người Tị Nạn những khả năng to lớn trong sự nhập cảnh cách an toàn và hợp pháp vào những quốc gia đích đến. Trong ý nghĩa đó, rất mong có được một sự nỗ lực cụ thể để việc cấp visa nhằm mục đích nhân đạo và nhằm tái hiệp nhất các gia đình trở nên đơn giản và gia tăng. Đồng thời Cha cũng hy vọng rằng, một con số lớn các quốc gia sẽ thiết lập các chương trình đỡ đầu cá nhân và cộng đồng, cũng như khai trương các hành lang nhân đạo cho những Người Tị Nạn đang gặp nguy hiểm nhất. Ngoài ra, cũng nên trù liệu tới việc cấp thị thực đặc biệt và có thời hạn cho những người phải trốn sang các quốc gia láng giềng nhằm tránh những cuộc xung đột. Việc trục xuất một cách tập thể và tùy tiện các Di Dân và những Người Tị Nạn không phải là giải pháp thích hợp, đặc biệt là khi điều này diễn ra tại những quốc gia không thể đảm bảo về việc tôn trọng phẩm giá và các quyền căn bản[3]. Cha muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, việc giới thiệu cho các Di Dân cũng như cho những Người Tị Nạn một nơi ở đầu tiên, vừa phù hợp và cũng vừa thích đáng, là điều quan trọng biết dường nào. “Những dự án với một sự phân phối các Di Dân mà những dự án ấy đã được bắt đầu tại những địa điểm khác nhau, xem ra đang tạo thuận lợi cho sự gặp gỡ cá nhân, đang tạo điều kiện để đưa tới một chất lượng tốt hơn nơi các dịch vụ, cũng như đang bảo đảm cho những cơ hội thành công lớn hơn[4]. Nguyên tắc về vị trí trung tâm của con người mà nó đã được khẳng định[5] với sự chắc chắn bởi Đức Bê-nê-đíc-tô XVI, vị tiền nhiệm đáng kính của Cha, bắt buộc chúng ta phải luôn luôn đặt sự an toàn của con người lên trên sự an toàn của quốc gia. Do đó, việc đào tạo một cách thích hợp cho những cá nhân có trách nhiệm đối với việc kiểm soát biên giới là điều rất cần thiết. Tình trạng của các Di Dân, của những Người Tạm Trú và của những Người Tị Nạn đòi hỏi rằng, sự an toàn cá nhân và việc tiếp cận với các dịch vụ căn bản phải được bảo đảm đối với họ. Trong việc quay trở về lại với phẩm giá nền tảng của từng người, những nỗ lực nhằm đưa ra phía trước những giải pháp chọn lựa hầu bảo vệ những người mà họ bước vào một vùng đất mà không hề có giấy phép[6], là điều rất cần thiết.

Động từ thứ hai, bảo vệ, thể hiện trong một loạt những biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi và phẩm giá của các Di Dân cũng như của những Người Tị Nạn cách độc lập với tình trạng nhập cư của họ[7]. Sự bảo vệ này bắt đầu tại nơi xuất xứ và tiếp tục trong việc giới thiệu những thông tin chắc chắn và được chứng thực trước sự khởi hành, và trong việc bảo vệ trước những thủ đoạn tuyển mộ phi pháp[8]. Trong mức độ bao nhiêu có thể, điều này phải được tiếp tục tại nơi di trú, bằng cách là người ta bảo đảm cho các Di Dân một sự chăm sóc lãnh sự thích hợp, quyền mang theo mình những giấy tờ tùy thân, một sự tiếp cận thỏa đáng với hệ thống tư pháp, với khả năng mở các tài khoản cá nhân tại ngân hàng, và sự bảo đảm về những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống. Nếu những khả năng của các Di Dân, của Người Tạm Trú và của những Người Tị Nạn được nhìn nhận và sử dụng cách xứng hợp, thì họ sẽ có giá trị như một nguồn tài nguyên đích thực cho những cộng đồng đón nhận họ[9]. Vì thế, Cha hy vọng rằng, họ sẽ được tạo cơ hội để có công ăn việc làm, sẽ được tiếp cận các phương tiện truyền thông, được tự do đi lại tại quốc gia đón nhận, trong sự tôn trọng phẩm giá của họ. Đối với những người quyết định trở về quê hương, Cha coi việc phát triển những dự án tái hội nhập vào giới lao động và xã hội là điều rất thích hợp. Hiệp định quốc tế về quyền lợi của các em thiếu nhi đang giới thiệu một nền tảng căn bản hợp lý và phổ quát cho việc bảo vệ những Di Dân vị thành niên. Bất cứ hình thức bảo vệ nào cũng phải được dành cho các em dựa trên tình trạng nhập cư của các em, trong khi việc tiếp cận hợp pháp đối với việc giáo dục chính quy và bổ túc phải được bảo đảm. Cũng vậy, sự bảo đảm về một sự lưu lại hợp pháp với việc đạt tới độ tuổi trưởng thành và khả năng tiếp cận một sự giáo dục nâng cao, là điều rất cần thiết. Đối với những trẻ vị thành niên mà các em không được đồng hành bởi ai hay bị tách ra khỏi gia đình của mình, thì việc đề ra những chương trình nhằm bảo trợ tạm thời hay hay nhằm chăm sóc thông qua một gia đình bảo trợ[10], là điều rất quan trọng. Trong sự tôn trọng quyền lợi chung đối với một quốc tịch, điều này phải được công nhận và chứng thực cho tất cả các em ngay trong khoảnh khắc các em chào đời. Tình trạng không có quốc tịch mà đôi khi các Di Dân và những Người Tị Nạn tái rơi vào, có thể được phòng ngừa cách dễ dàng nhờ vào một dự luật „trong sự tương ứng với những nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế[11]. Tình trạng di dân không nên hạn chế sự tiếp cận với dịch vụ y tế quốc gia và những hệ thống lương hưu, cũng như không nên hạn chế việc đưa ra những đóng góp trong trường hợp họ trở về quê hương.

Hỗ trợ - căn bản mà nói – có nghĩa là dấn thân để làm sao cho tất cả các Di Dân và những Người Tị Nạn cũng như các cộng đồng đón nhận họ đều được đặt vào trong tình trạng phát huy hết mọi năng lực bản thân với tư cách là những con người trong mọi chiều kích mà kiếp nhân sinh tạo nên, như Đấng Tạo Hóa đã muốn[12]. Trong số những chiều kích đó, chiều kích tôn giáo phải được đặt đúng chỗ, nghĩa là, sự tự do biểu lộ Đức Tin cũng như sự tự do tôn giáo phải được bảo đảm cho tất cả những ngoại kiều đang trú ngụ tại lãnh thổ quốc gia. Nhiều Di Dân và những Người Tị Nạn đang thể hiện những khả năng chuyên môn mà chúng nên được chứng nhận và quý trọng một cách xứng hợp. Vì , „tự bản chất, lao động của nhân loại được xác định là để liên kết các dân tộc[13], nên Cha khuyến khích hãy cố gắng làm sao để việc liên kết các Di Dân và những Người Tị Nạn được thúc đẩy trong xã hội và trong giới lao động, bằng cách là, khả năng kiếm việc, khả năng tham dự các khóa học ngoại ngữ, khả năng tham gia vào đời sống xã hội cách tích cực, cũng như khả năng có được những thông tin thích hợp trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, sẽ được bảo đảm cho tất cả, kể cả những Người Tạm Cư. Trong trường hợp các Di Dân vị thành niên, sự liên hệ của các em trong công việc phải được điều chỉnh làm sao để sự lạm dụng và những mối đe dọa đối với sự phát triển bình thường của các em phải bị ngăn ngừa. Vào năm 2006, Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI đã nhấn mạnh rằng, gia đình, đặc biệt là trong lãnh vực di cư, chính là một „nơi và là một tài nguyên văn hóa của đời sống, cũng như là nhân tố hội nhập và đánh giá[14]. Sự chính trực của các em nên được thường xuyên khuyến khích thông qua việc tạo điều kiện cho việc tái thống nhất các gia đình – bao gồm ông bà, anh chị em và cháu chắt -, và đức tính đó không bao giờ nên bị lệ thuộc vào những đòi hỏi về kinh tế. Các Di Dân, những Người Tạm Cư và những Người Tị Nạn bị tàn tật nên được đảm bảo với mối quan tâm và sự hỗ trợ lớn hơn. Ngay cả khi những nỗ lực từ trước tới nay của nhiều quốc gia trong việc hợp tác quốc tế và trong sự trợ giúp nhân đạo xem ra rất đáng khen ngợi đi nữa, thì Cha cũng vẫn hy vọng rằng, trong việc phân phối sự trợ giúp, những nhu cầu cần thiết (chẳng hạn như việc chăm sóc y tế và xã hội, cũng như việc giáo dục) của những quốc gia phát triển mà họ đang tiếp nhận dòng Người Tị Nạn và Di Cư khổng lồ, sẽ được lưu ý tới, và Cha cũng hy vọng rằng, các cộng đồng địa phương mà họ đang ở trong tình trạng thiếu thốn về vật chất cũng như đang ở trong tình trạng bị tổn thương, sẽ tiếp nhận được những gói hỗ trợ ấy.  

Động từ cuối cùng, hội nhập, nằm trên bình diện của khả năng phong phú hóa về khía cạnh đa văn hóa mà nó có được nhờ vào sự hiện diện của các Di Dân và của những Người Tị Nạn. Sự hội nhập không phải là một sự thích nghi, „mà nó góp phần đưa đến việc giấu kín hay quên lãng căn tính của nền văn hóa riêng. Đúng hơn, sự giao tiếp với những người khác sẽ dẫn tới chỗ khám phá ra „huyền nhiệm“ của họ, và mở tấm lòng mình ra cho họ để đón nhận những khía cạnh đầy giá trị của họ, và như thế, đạt tới được một sự hiểu biết nhau một cách tốt hơn. Đó là một quá trình dài mà nó nhắm tới việc nhào nặn một xã hội và các nền văn hóa để chúng ngày cảng trở thành sự phản chiếu của những ân huệ thiên hình vạn trạng mà Thiên Chúa đã tặng ban cho con người[16]. Một quá trình như thế có thể được thúc đẩy thông qua khả năng có được quốc tịch, mà khả năng đó được tách ra khỏi những đòi hỏi về kinh tế và ngôn ngữ, và thông qua những con đường dẫn tới một quy định đặc biệt về luật pháp đối với các Di Dân mà họ có thể chứng minh sự lưu lại tại một không gian lâu dài trong một quốc gia. Một lần nữa, Cha xin nhắc lại sự cần thiết của việc hỗ trợ nền văn hóa gặp gỡ trong bất cứ cách thức nào, bằng cách là người ta gia tăng những khả năng trao đổi đa văn hóa, công bố và phổ biến „những kinh nghiệm tốt“ về hội nhập, và bằng cách là người ta soạn thảo những kế hoạch nhằm chuẩn bị cho các cộng đồng địa phương trước quá trình hội nhập. Cha đánh giá cao việc nhấn mạnh tới trường hợp đặc biệt của những người ngoại kiều mà họ bị cưỡng bức phải từ bỏ việc nhập cư vì những cuộc khủng hoảng nhân đạo. Việc bảo đảm cho những con người ấy có được một sự hỗ trợ xứng hợp khi trở về quê hương, cũng như việc đưa ra các chương trình nhằm tái hội nhập trong giới lao động tại quê hương xứ sở của họ, là điều rất đỗi cần thiết.

Trong sự tương xứng với truyền thống mục vụ của mình, Giáo hội luôn sẵn sàng dấn thân để hiện thực hóa các sáng kiến nêu trên, nhưng để đạt được những kết quả đáng ước mong, thì sự đóng góp của cộng đồng chính trị và của xã hội dân sự - mỗi người tương ứng với trách nhiệm riêng của mình - là điều không thể thiếu được.

Trong phiên họp thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc tại New York vào ngày 19 tháng 09 năm 2016, những người mang vác trách nhiệm của thế giới đã bảy tỏ ý nguyện của mình một cách hết sức rõ ràng trong việc dấn thân hầu mang tới điều tốt lành cho các Di Dân và cho những Người Tị Nạn, để cứu sự sống cũng như để bảo vệ quyền lợi của họ, trong mối liên hệ đó, trách nhiệm này nên được chia sẻ trên bình diện toàn cầu. Và vì mục tiêu đó, các chính phủ đã cam đoan rằng, cho tới cuối năm 2018 sẽ soạn thảo và phê chuẩn hai hiệp ước quốc tế, một được dành cho những Người Tị Nạn, và một được dành cho các Di Dân.

Anh chị em thân mến, trong ánh sáng của những tiến trình có tính thúc bách này, những tháng tới sẽ được coi như là một cơ hội thuận tiện để giới thiệu và hỗ trợ những hành động cụ thể mà Cha đã trình bày trong bốn động từ nêu trên. Vì thế, Cha mời gọi anh chị em hãy tận dụng tất cả mọi khả năng để chia sẻ Sứ Điệp này với tất cả những ai có trách nhiệm trong lãnh vực chính trị và xã hội mà họ đã tham gia vào quá trình mà nó dẫn tới sự phê chuẩn hai hiệp ước quốc tế vừa nêu, cũng như với tất cả những ai đang quan tâm tới sự tham gia vào việc đó.

Hôm nay, ngày 15 tháng 08, chúng ta cử hành Đại Lễ Kính Đức Maria Được Rước Về Trời. Mẹ Thiên Chúa đã trải qua những điều nghiệt ngã của kiếp lưu đầy nơi thân xác Mẹ (xc. Mt 2,13-15), Mẹ đã đồng hành một cách đầy tình mến với con đường của Con Một Mẹ tới đồi Can-vê, và đã tham dự vào với vinh quang đời đời của Ngài. Chúng ta xin trao phó cho lời bầu cử từ mẫu của Mẹ những hy vọng của tất cả các Di Dân và của những Người Tị Nạn trên toàn thế giới, cũng như những nỗ lực của những cộng đồng đón nhận họ. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ, chúng ta hãy học để yêu thương người khác, yêu thương những người khách lạ như yêu thương chính bản thân mình, trong sự tương xứng với giới luật của Chúa.

Vatican ngày 15 tháng 08 năm 2017
Đại Lễ Kính Đức Maria Được Rước Về Trời

ĐTC Phan-xi-cô

[1] ĐTC Pi-ô XII, Tông Hiến Exsul Familia (01.08.1952). Titulus Primus, I.
[2] Diễn Văn trước các tham dự viên của hội nghị quốc tế về „Di Dân và Hòa Bình“, 21.01.2017.
[3] Bài tham luận của Quan Sát Viên thường trực Tòa Thánh tại phiên họp thứ 103 của Hội Đồng IOM, 26.11.2013.
[4] Diễn văn trước các tham dự viên của hội nghị quốc tế về „Di Dân và Hòa Bình“.
[5] ĐTC Bê-nê-đíc-tô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate, 47.
[6] xc. Phát Biểu của Quan Sát Viên Thường Trực Tòa Thánh tại phiên họp thứ 20 của Hội Đồng Nhân Quyền, 22.07.2012.
[7] xc. ĐTC Bê-nê-đíc-tô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate, 62.
[8] xc. Ủy Ban Giáo Hoàng phụ trách việc mục vụ cho các Di Dân và Người Lữ Hành, Sắc Lệnh Erga migrantes caritas Christi, 6.
[9] xc. ĐTC Bê-nê-đíc-tô XVI, Diễn Văn trước các tham dự viên của Đại Hội Quốc Tế lần thứ VI về mục vụ cho các Di Dân và Người Tị Nạn, 09.11.2009.
[10] xc. ĐTC Bê-nê-đíc-tô XVI, Sứ Điệp nhân Ngày Quốc Tế về các Di Dân và những Người Tị Nạn (2010), và bài tham luận của Quan Sát Viên thường trực Tòa Thánh tại phiên họp thường kỳ lần thứ 26 của Hội Đồng Nhân Quyền về quyền lợi của các Di Dân, 13.06.2014.
[11] Ủy Ban Giáo Hoàng phụ trách việc mục vụ cho các Di Dân và cho những Người Lữ Hành, và Ủy Ban Giáo Hoàng Cor Unum, Nhận ra Chúa Ki-tô trong những Người Tị Nạn và trong những Người Bị Trục Xuất, 2013, 70.
[12] xc. ĐTC Phao-lô VI, Thông Điệp Populorum Progressio, 14.
[13] ĐTC Gio-an Phao-lô II, Thông Điệp Centesimus annus, 27.
[14] ĐTC Bê-nê-đíc-tô XVI, Sứ Điệp nhân Ngày Quốc Tế về các Di Dân và những Người Tị Nạn (2007).
[15] xc. Ủy Ban Giáo Hoàng phụ trách việc mục vụ cho các Di Dân và cho những Người Lữ Hành, và Ủy ban Cor Unum, Nhận ra Chúa Ki-tô trong những Người Tị Nạn và trong những Người Bị Trục Xuất, 2013, 30-31.
[16] ĐTC Gio-an Phao-lô II, Sứ Điệp nhân Ngày Quốc Tế về các Di Dân và những Người Tị Nạn (2005), 24.11.2004.

Minh Trần – CTV của trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu – chuyển ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét