„Sự đồng cảm đụng
chạm tới tận tâm can“
– Bài giảng của ĐTC Phan-xi-cô ngày 19.09.2019
Sự đồng cảm đích thực động chạm tới tận tâm can. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nhắc nhớ như thế trong Thánh Lễ vào sáng sớm thứ Ba vừa qua tại nguyện đường Thánh Mác-ta của Tòa Thánh Vatican. Trong mối liên hệ này, bài giảng của Ngài cũng đã đề cập một cách có tính phê phán tới cách ứng xử của chúng ta đối với những hình ảnh về sự đau khổ được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đức
Thánh Cha đã hướng cái nhìn về những góa phụ, những em mồ côi và những ngoại kiều
mà trong Cựu Ước họ bị coi là „những người
nghèo khổ nhất trong số những người nô lệ“. Chúa Giê-su đã chăm lo cho những
con người ấy. Điều đó rất hiển nhiên trong các cuộc gặp gỡ của Ngài, chẳng hạn
như cuộc gặp gỡ với một góa phụ thành Nain mà đứa con đã chết của bà được Ngài
cho sống lại (xc. Lc 7,1-17). Thay vì chỉ tập trung vào đám đông dân chúng đang
vây quanh Ngài, Chúa Giê-su đã hướng mối quan tâm về nỗi khổ đau của người mẹ
này – Đức Thánh Cha giải thích. Và Ngài giải thích về sự đồng cảm của Chúa
Giê-su với người góa phụ ấy như sau:
„Đồng cảm chính là một cảm nhận về sự tham dự
vào, một sự cảm nhận của con tim, của cõi lòng, nó liên quan tới tất cả. Nó
không phải là một cái gì đó chẳng hạn như sự thương hại, hay như kiểu nói: ´Ôi,
khổ thay con người tội nghiệp này!` Không, nó không phải là như thế. Sự đồng cảm
liên hệ đến tất cả, nó có nghĩa là đồng khổ đau. Đó là sự đồng cảm. Chúa Giê-su
đồng cảm với một góa phụ và với một em bé. ´Ở đây Ngài đang có cả một đám đông
quần chúng để nói chuyện với họ. Xin cứ mặc kệ cho những thảm kịch như thế xảy
ra, vì đó là cuộc sống mà!` Không, đối với Ngài, người phụ nữ góa bụa và đứa
con vừa bị mồ côi cha lại vừa bị chết yểu thì quan trọng hơn là đám đông quần
chúng đang đi theo Ngài và Ngài có thể nói với họ. Tại sao vậy? Thưa, tại con
tim của Ngài, tại cõi lòng của Ngài có sự đồng cảm. Chúa Giê-su đã tham dự vào
trường hợp này; Ngài có lòng thương cảm.“
Đồng cảm, đến gần và trao lại
Việc
có sự đồng cảm sẽ dẫn tới chỗ tiến lại gần – Đức Thánh Cha giải thích. Người ta
vẫn có thể quan sát nhiều sự việc mà chẳng cần phải đến gần chúng. Trái lại, sự
đồng cảm đích thực có nghĩa là, chuyển động – cả trong lẫn ngoài:
„Đến gần và đụng chạm tới thực tế. Đụng chạm
tới thực tế và không nhìn nó từ đàng xa. Chúa Giê-su có lòng thương cảm – từ ngữ
thứ nhất – và Ngài tới gần – từ ngữ thứ hai. Và rồi Ngài thực hiện phép lạ
nhưng không nói: ´Hẹn gặp lại, tôi đi tiếp đây!` Không. Ngài cầm lấy tay người
thanh niên ấy và nói: ´Hãy trao anh lại cho mẹ của anh`. Trao lại – đó là từ ngữ
thứ ba. Chúa Giê-su đã thực hiện phép lạ để trao lại, để đặt con người vào chỗ
riêng của Ngài. Đó là điều mà Ngài đã thực hiện với ơn cứu độ. Ngài có lòng
thương cảm – Thiên Chúa có lòng cảm thương – Ngài đến gần chúng ta thông qua
Con Một của Ngài, và ban lại cho tất cả chúng ta phẩm giá với tư cách là những
người con của Thiên Chúa. Ngài đã tái tạo tất cả chúng ta.“
Đức
Thánh Cha đã mời gọi các tín hữu hãy theo gương Chúa Ki-tô và thực sự đến gần với
những người túng thiếu nghèo hèn thay vì chỉ giúp họ từ xa. Thể hiện sự thương
hại từ khoảng cách an toàn, hay ngược lại, mở tâm hồn mình ra cho nỗi khổ đau của
người khác, đó là một sự khác biệt.
„Chúng ta vẫn thường thấy những bi kịch này
trong các bản tin trên truyền hình hay trên báo chí… ´Coi này, tại quốc gia kia
đang có nhiều em bé không có gì để ăn, rồi tại quốc gia kia nữa đang có nhiều
quân nhân thiếu nhi, ở chỗ này đang có nhiều phụ nữ làm nô lệ, và ở đó… Ôi, tội
nghiệp biết bao! Ôi, tội nghiệp cho những con người ấy…`Và rồi tôi lại tiếp tục
lật sang trang khác và đọc một cuốn tiểu thuyết mà mình yêu thích, hay tiếp tục
xem những thước phim nhiều tập sau khi xem tin tức. Đó không phải là Ki-tô
giáo. Câu hỏi mà giờ đây Cha muốn đặt ra cho tất cả, kể cả cho chính Cha nữa,
đó là câu hỏi: ´Liệu tôi có khả năng để cảm thông hay không? Liệu tôi có khả
năng cầu nguyện hay không? Khi tôi ngồi ở nhà và thấy những điều như thế trên
các phương tiện truyền thông…, thì trong lòng tôi có điều chi đó chuyển động
hay không? Con tim của tôi có đồng cảm với những con người này không? Liệu có
phải là tôi chỉ cảm thấy thương hại một chút và nói: ´Ôi, tội nghiệp quá…!` hay
không? - Nếu chúng ta không thể cảm thấy có sự đồng cảm thì chúng ta nên cầu
xin cho được ơn đấy: ´Lạy Chúa, xin ban cho con ơn biết đồng cảm!`“
Hoạt
động Ki-tô giáo biểu lộ qua việc cùng gánh mang nỗi khổ đau của người khác – Đức
Thánh Cha giải thích: bằng cách đó, những người khổ đau sẽ được „trao lại cho xã hội, cho đời sống gia đình
và cho cuộc sống hằng ngày“ – Đức Thánh Cha khóa lại bài giảng của Ngài.
(theo
de.rv 19.07.2017 pr)
Đam Trần – CTV của trang thông tin Giáo xứ Thánh Mẫu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét